Theo báo cáo cập nhật ngành thức ăn chăn nuôi Việt Nam năm 2018 công bố trong tháng 7/2018, USDA điều chỉnh giảm nguồn cung ngô từ 9 triệu tấn xuống 8,7 triệu tấn do lượng nhập khẩu ngô giảm. Tương tự, đối với DDGs nhập khẩu, lượng nhập khẩu được diều chỉnh giảm từ 1 triệu tấn xuống còn 690.000 tấn.

Nguồn cung lúa mỳ làm TACN được điều chỉnh tăng từ 1,8 triệu tấn lên 2 triệu tấn do giá lúa mỳ làm TACN đang ở mức cạnh tranh nên khuyến khích nhập khẩu. Đối với sắn làm nguyên liệu TACN, USDA điều chỉnh nguồn cung tăng từ 500.000 tấn lên 800.000 tấn trong năm 2018 do xuất khẩu sắn giảm trong nửa đầu năm 2018, chủ yếu sang thị trường Trung Quốc. Nhập khẩu các loại bột/cám khác cũng được điều chỉnh tăng từ 680.000 tấn lên 800.000 tấn. Nguồn cung nguyên liệu TACN nhìn chung không biến động.

Đối với năm 2019, nhập khẩu DDGs được điều chỉnh giảm từ 1,2 triệu tấn xuống 1 triệu tấn do giá cao hơn kỳ vọng. Nhập khẩu các loại bột/cám khác được điều chỉnh tăng từ 700.000 tấn lên 800.000 tấn và bột đậu tương từ 6,4 triệu tấn lên 6,5 triệu tấn để bù đắp giảm nhập khẩu DDGs.

Giá thịt lợn và thịt gia cầm tác động lớn tới sản xuất TACN tại Việt Nam do thịt lợn chiếm 75% tổng tiêu thụ thịt và thịt gà chiếm 10%. Giá thịt lợn và thịt gà đều tăng ổn định từ tháng 11/2017 đến nay, sau khi giảm xuống mức rất thấp trong 11 tháng đầu năm 2017. Theo nông dân, chi phí sản xuất dao động từ 35.000 – 40.000 VNĐ/kg. Trong tháng 5/2018, giá thịt lợn chạm mức 48.000 VNĐ/kg và giá thịt gà đạt 40.000 VNĐ/kg.

Theo các nhà phân tích, giá thịt lợn và thịt gà tăng là do nguồn cung thịt trên thị trường giảm. CÁc báo cáo cho thấy sau khi ngành chăn nuôi rơi vào khủng hoảng trong năm 2017, các trang trại chăn nuôi quy mô nhỏ chịu thua lỗ nặng nề, dẫn đến đóng cửa sản xuất kinh doanh. Chỉ các cơ sở chăn nuôi lớn với mô hình khép kín từ nông trại đến bàn ăn có thể sống sót qua cuộc khủng hoảng vừa qua. Giá thịt lợn tăng hiện đang thúc đẩy đầu tư vào chăn nuôi lợn nhưng Bộ NNPTNT cảnh báo nông dân chăn nuôi nhỏ không tái đàn để tránh một cuộc khủng hoảng dư cung khác. Các nhà phân tích dự báo thị trường có thể ổn định từ nay cho tới đầu năm 2019.

Tổng nhu cầu TACN Việt Nam từ năm 2017 – 2019:

2017 2018 2019
Thức ăn chăn nuôi 23,350,000 23,800,000 24,100,000
Thức ăn thủy sản 5,750,000 6,200,000 6,800,000
Tổng TACN 29,100,000 30,000,000 30,900,000
Sản xuất công nghiệp 20,520,000 21,900,000 22,800,000
Thức ăn chăn nuôi 17,220,000 18,000,000 18,500,000
Thức ăn thủy sản 3,300,000 3,900,000 4,300,000
Tự chế 8,580,000 8,100,000 8,100,000
Thức ăn chăn nuôi 6,080,000 5,600,000 5,600,000
Thức ăn thủy sản 2,500,000 2,500,000 2,500,000
Tổng TACN 29,100,000 30,000,000 30,900,000

 

2017 2018 2019
Nhập khẩu 16,300,000 19,200,000 21,900,000
Bột đậu tương 5,800,000 6,200,000 6,500,000
Ngô 5,700,000 8,700,000 10,250,000
DDGS 800,000 690,000 1,000,000
Lúa mỳ làm TACN 2,600,000 2,000,000 2,500,000
Bột/cám khác 700,000 800,000 800,000
Khác (MBM,  FM,…) 700,000 810,000 850,000
Nguồn cung nội địa 11,300,000 9,300,000 9,000,000
Ngô 5,000,000 3,000,000 3,000,000
Cám gạo 5,000,000 5,000,000 5,000,000
Gạo tấm 500,000 500,000 500,000
Sắn 800,000 800,000 500,000
TACN nhập khẩu 1,500,000 1,500,000 1,500,000
Tổng TACN 29,100,000 30,000,000 30,900,000
Thức ăn công nghiệp 20,520,000 21,900,000 22,800,000
Tự chế 8,580,000 8,100,000 8,100,000

 

Theo FAS USDA
Admin

Đông Nam Á trở thành trung tâm của ngành TACN từ côn trùng

Bài trước

Sản lượng bột cá tăng 5%, sản lượng dầu cá tăng 8% trong năm 2021

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc