0

Các nhà sáng lập của Entobel and Protenga, hai công ty hàng đầu thế giới về phát triển TACN từ côn trùng, thường được hỏi vì sao họ quyết định đặt trụ sở các công ty tại Đông Nam Á. Các công ty protein côn trùng đã hình thành cụm doanh nghiệp trong khu vực này do các chính phủ địa phương, vốn tập trung vào an ninh lương thực, việc làm và đổi mới, đều đón chào họ, theo ông Gaetan Crielaard, đồng sáng lập của Entobel – đã đặt cơ sở tại Việt Nam từ năm 2013 – trả lời phỏng vấn Seafood Source.

Các công ty cũng đặt trụ sở tại khu vực vì các lý do thời tiết và bởi khu vực này cũng là nơi tập trung ngành nuôi trồng thủy sản rất mạnh, vốn là thị trường tiềm năng nhất cho các nguyên liệu TACN từ côn trùng, ông Crielaard cho hay. Khoảng cách từ các nhà máy của hang tới các nhà máy TACN lớn tại ĐBSCL của Việt Nam là một lợi thế lớn, ông cho biết.

Giá năng lượng cao khiến đặt trụ sử tại khu vực tại vùng nhiệt đới của châu Á là lựa chọn thông minh, theo Leon Wein, nhà sáng lập kiêm CEO của Protenga – công ty từ Singapore – đã gọi vốn trị giá 4 triệu USD từ năm 2020. Protenga vận hành các cơ sở nghiên cứu và sản xuất tại Singapore và Malaysia. “Đặc biệt trong khí hậu lạnh, cuộc khủng hoảng nhiên liệu và khí tự nhiên đặt ra những rủi ro rất lớn, do duy trì khí hậu nhiệt đới trong sản xuất là quan trọng hàng đầu – và cực kỳ đắt đỏ nếu nhiệt độ ngoài trời là -10 độ”, ông Wein cho hay.

Thời tiết ấm áp, đất và lao động, hạ tầng cơ bản rẻ hơn mang đến cho Đông Nam Á lợi thế là địa điểm cho các doanh nghiệp từ côn trùng, và đối với Protenga, nguồn cung dồi dào các phụ phẩm nông nghiệp dùng làm thức ăn cho côn trùng là một lợi ích khác. Singapore, trung tâm tài chính và kinh doanh của khu vực, đặt mục tiêu tăng sản lượng thực phẩm nội địa thông qua các kỹ thuật sản xuất sáng tạo, mang tới cho các nhà sản xuất bột côn trùng sự hỗ trợ vô cùng quan trọng.

Ông Crielaard cho rằng giai đoạn sản xuất côn trùng có quy mô lớn đã tới, “bước ngoặt của việc chứng minh khả năng mở rộng và khả năng cạnh tranh” đã tới với Entobel, khi công ty gọi vốn thành công 30 triệu USD trong tháng 5/2022, sẽ giúp mở một nhà máy mới tại Việt Nam. Công ty vốn đã tìm cách “mở rộng và nhân rộng mô hình này trên toàn cầu”, ông Crielaard cho hay. “TACN từ côn trùng không phải là protein của ngày mai mà là của hôm nay”.

Trong khi các loại protein từ côn trùng hiện vẫn đắt hơn so với bột cá truyền thống và các nguyên liệu TACN khác, các điều kiện kinh tế vĩ mô toàn cầu đang giúp giảm chênh lệch chi phí, theo ông Crielaars. “Chúng tôi cho rằng đó là một cơ hội khi ví dụ, bột cá từ Peru cũng tăng giá tại Việt Nam, giúp bột côn trùng của chúng tôi trở nên cạnh tranh hơn, với vị thế là các loại protein động vật chất lượng cao và bền vững cho ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam”.

Ông Wein đồng ý rằng protein động vật vẫn đắt hơn phần lớn bột cá và “rõ ràng là đắt hơn nhiều so với bột đậu tương tiêu chuẩn”, nhưng không nên so sánh như vậy. “Phần nào so sánh như vậy giống như so sánh táo với lê. Đúng là có thể so sánh đơn vị giá nhưng đó là các sản phẩm khác nhau, có giá trị và cách tiêu dùng khác nhau”, ông cho hay. “Và trong những câu hỏi tập trung vào ứng dụng cụ thể hơn, như nhiều trường hợp sử dụng rất thú vị khi các nguyên liệu từ côn trùng có thể cung cấp lợi thế cạnh tranh về chi phí hoặc giá trị nhìn chung tốt hơn so với các lựa chọn thay thế”.

Biến động các thị trường hàng hóa nông sản và năng lượng giúp điều hướng sự chú ý sang các lựa chọn thay thế, ông Wein cho biết ông ghi nhận sự chú ý ngày càng tăng đối với tính bền vững trong các sản phẩm côn trùng và các lựa chọn khác so với các nguyên liệu thông thường từ phần lớn các thị trường lớn trong những tháng gần đây. “Biến động trên các thị trường nguyên liệu thô giúp tăng nhu cầu đối với các nguyên liệu thay thế và là nổi lên các lợi ích của các nguyên liệu từ côn trùng”, ông cho hay. “Cũng có những nghiên cứu mới công bố cho thấy lơi ích công năng của các nguyên liệu từ côn trùng”.

Trong khi Đông Nam Á là địa điểm nhiều lợi thế cho đặt nhà máy sản xuất bột côn trùng, ông Crielaard cũng cho rằng chính phủ các nước này cũng hưởng lợi từ học cách EU đặt ra các quy định cho ngành này. “EI là nơi có khung pháp lý phát triển nhất, với khung quy định rất rõ ràng từ đầu vào – thức ăn cho côn trùng – tới các ứng dụng cuối cùng của sản phẩm”, ông Crielaard cho hay. “Entobel, mặc dù đặt tại Việt Nam, vẫn tuân thủ các quy định này do chúng tôi tin rằng các tiêu chuẩn vàng cho ngành nên được tuân thủ ngay từ bước này”.

Ngược lại, Trung Quốc – nước tiêu thu chính thức ăn thủy sản trên thế giới – vẫn chưa có các quy định rõ ràng cho sản xuất bột côn trùng cho thị trường nội địa, ông Crielaard cho biết. “Đó không phải là trường hợp cấm đoán mà đơn giản là chấp nhận, rằng thị trường này có ít rào cản hơn về tiêu chuẩn sản xuất và rõ ràng như vậy mang đến nhiều cơ hội để tạo nguồn thức ăn cho côn trùng từ thực phẩm thừa; ví dụ trong khi tại EU phần lớn lại khuyến nghị hoặc bắt buộc sử dụng phụ phẩm từ thực vật chưa qua tiêu dùng cho người”.

Là thị trường chính cho thức ăn thủy sản và vật nuôi, sự phát triển của thị trường Trung Quốc có thể sẽ có tác động mạnh lên sản xuất protein côn trung làm TACN tại các khu vực khác của châu Á, theo Ling Cao, giáo sư liên kết tại Viện Hải dương học thuộc Đại học Shanghai Jiao Tung. “Bột côn trùng hiện vẫn chưa có sản lượng đáng kể”, bà cho hay. “Hiện giá bột côn trung đang không thấp hơn đáng kể so với bột cá. Quan trọng hơn, nguồn cung không ổn định. Đó là lý do vì sao nhiều công ty TACN chỉ dám sản xuất ở mức thử nghiệm”.

Crielaard cho hay ông cũng quan sát thấy sự cấp bách ngày càng tăng trong 2 năm qua về phía các chính phủ cần làm rõ các quy định cho ngành ngày do “bối cảnh toàn cầu trong đó các nước nỗ lực giảm phụ thuộc vào các chuỗi cung ứng”. “Mô hình nền kinh tế tuần hoàn côn trùng như vậy lại càng được hỗ trợ thêm”.

Cùng với sự sôi động của các công ty khởi nghiệp vào ngành TACN từ côn trùng, hiện vẫn chưa rõ liệu tất cả có khởi sắc hay không. Ngành này, như Leo Wein nhận định, “rất năng động và tiến triển nhanh”. “Có rất nhiều mô hình inh doanh và các giải pháp mới, ngày càng cụ thể xuất hiện trên thị trường, tất cả giúp đẩy nhanh quy trình phát triển của toàn ngành”, ông cho hay. “Với bất cứ thị trường nào, đương nhiên không phải tất cả các mô hình và công ty đều có thể thành công”.

Về việc thị trường thiếu một mô hình sản xuất áp dảo, ngay cả cho cá hồi hay gia cầm, ông Wein cho hay ngay cả những công ty gọi vốn tốt nhất trong ngành vẫn cần phải thực thi các cam kết. “Điều này mang tới nhiều cơ hội đổi mới trong sinh học, sản phẩm, quy trình, kỹ thuật và mô hình kinh doanh”.

Theo Seafood Source

Admin

Nhà sản xuất protein côn trùng châu Á gọi vốn 5 triệu USD để mở nhà máy mới, chuẩn bị giai đoạn tăng trưởng tiếp theo

Bài trước

Nhu cầu protein côn trùng có thể đạt 500.000 tấn vào năm 2030

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc