Mebipha đầu tư vào trang trại nuôi gà đẻ trứng
Nhà sản xuất thuốc thú y Việt Nam Mebipha vừa khởi công dự án chăn nuôi gà đẻ trứng công nghệ cao đầu tiên tại tỉnh BìnhThuận. Dự án này có công suất 1,2 triệu gà đẻ trứng và 400.000 gà mái tơ. Trang trại của Mebipha là trang trại chăn nuôi gà đẻ trứng lớn nhất tại Việt Nam đến nay, được tự động hóa hoàn toàn và trang bị các hệ thống xử lý chất thải và quản lý sản xuất Nhật Bản. “Trong quý 4/2022, chúng tôi kỳ vọng sẽ bắt đầu đi vào vận hành giai đoạn 1 với một nửa công suất thiết kế”, ông Nguyễn Văn Ngà, phó giám đốc Mebipha cho hay.
Bệnh viêm da nổi cục trên gia súc lây lan tại Việt Nam
Bệnh viêm da nổi cục (LSD) trong đàn bò lần đầu tiên phát hiện tại Việt Nam vào giữa tháng 10/2020 và hiện đã lây lan tới 4 tỉnh miền bắc. Cục Thú y báo cáo có 412 gia súc bị nhiễm bệnh, 34 con bị chết và cơ quan này đã gửi cảnh báo rủi ro lây lan cao với các khu vực xung quanh. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết Việt Nam sẽ nhập khẩu 40.000 liều vắc xin LSD từ Jordan trong tháng 12/2020.
Việt Nam, Thái Lan dẫn đầu phục hồi sản xuất thịt lợn tại ASEAN
Các dự án mở rộng sản xuất hiện nay tại cả Việt Nam và Thái Lan sẽ kéo sản lượng thịt lợn tại Đông Nam Á tăng và giúp giảm nhiệt giá thịt lợn trong năm 2021, theo Rabobank cho hay. Dự báo sản lượng thịt lợn của Việt Nam tăng 15% trong năm 2021 so với năm 2020 do quy mô lợn nái tại các nhà máy chăn nuôi lớn tăng. Đồng thời, sản lượng thịt lợn Thái Lan có thể tăng nhờ quy mô đàn lợn nái tại nước này đã tăng 9% trong năm 2020. Rabobank dự báo rằng giá lợn sống giảm và phục hồi kinh tế dần dần sẽ thúc đẩy tiêu dùng thịt lợn trong ASEAN-5 năm 2021 tăng 9% lên 6,64 triệu tấn.
Giá lợn sống lao đốc tại Việt Nam dù rủi ro thiếu hụt vẫn còn
Giá lợn sống tiếp tục lao dốc trong 2 tuần qua do nguồn cung dồi dào và nông dân bán tháo lợn để trảnh rủi ro ASF. Giá lợn sống hiện chỉ còn 2,8 USD/kg, giảm 1/3 so với tháng trước, đồng thời là mức giá thấp nhất trong năm 2020. Các nguồn tin cho rằng đây chỉ là đợt giảm giá trong ngắn hạn do dịch bệnh và giá TACN tăng làm giảm động lực tái đàn của nông dân. Thị trường được dự báo vẫn thiếu thịt lợn trong những tháng tới.
CP Việt Nam chính thức vận hành dự án chế biến thịt gà lớn nhất
Bất chấp những khó khăn do COVID-19 gây ra, CP Việt Nam đã hoàn thiện xây dựng dự án chăn nuôi gà thịt tại tỉnh Bình Phước. Đây là dự án lớn nhất của CP kể từ khi đặt chân vào Việt Nam. Dự án này có vốn đầu tư 200 triệu USD với công suất thiết kế 50 triệu con/năm. Đây là một dự án khép kín, bao trùm một cơ sở nuôi ấp giống, một nhà máy TACN, các trang trại chăn nuôi gà thịt thương phẩm và một nhà máy giết mổ - chế biến. Các sản phẩm sẽ được bán trên thị trường nội địa và xuất khẩu, dự kiến bắt đầu đi vào hoạt động từ ngày 19/12 sắp tới.
InnovaFeed mở cửa hoạt động nhà máy sản xuất protein côn trùng lớn nhất thế giới
InnovaFeed vừa thông báo mở cửa hoạt động nhà máy sản xuất protein từ côn trùng lớn nhất thế giới. Khu vực sản xuất mới đặt tại Nesle, Pháp sẽ có công suất 15.000 tấn protein côn trùng, cung cấp thức ăn cho 400.000 tấn thủy sản, gia cầm và lợn hàng năm. Protein này được chiết xuất từ loài ruồi lính đen, một sự thay thế lý tưởng cho bột cá. Đây cũng là một nguồn năng lượng dễ tiêu hóa cho gia cầm và lợn, thay thế cho các loại dầu như đậu tương và cọ. Innova Feed có kế hoạch tung ra sản phẩm dành riêng cho tôm.
Nhà máy thức ăn thủy sản thứ 4 của CP Việt Nam chính thức vận hành
Nhận thấy tiềm năng của ngành tôm, CP Việt Nam có kế hoạch tăng cường nguồn cung thức ăn thủy sản với nhà mày mới tại tỉnh Cà Mau đi vào vận hành. Nhà máy có tổng vốn đầu tư 75 triệu USD, với tổng công suất 124.000 tấn/năm. Cà Mau là vùng nuôi tôm chính tại ĐBSCL, với hơn 280.000 ao tôm, chiếm 40% tổng diện tích nuôi tôm của Việt Nam.
COVID-19 tác động lên tăng trưởng thị trường thực phẩm halal
Với đại dịch COVID-19 tiếp tục phức tạp, tăng trưởng thị trường thực phẩm halal dự báo giảm 3,5% xuống còn 1.380 tỷ USD vào năm 2024, theo báo cáo mới nhất từ DinarStandard và Salaam Gateway. Tăng trưởng thị trường trước đại dịch dự báo đạt tốc độ tăng trưởng kép 6,3%/năm từ năm 2018 – 2024. Năm 2019, thị trường này tăng trưởng 3,1% lên 1.700 tỷ USD, trong đó Indonesia (144 tỷ USD) và Bangladesh (107 tỷ USD) là hai thị trường halal lớn nhất. CÁc nước xuất khẩu thực phẩm halal lớn nhất là Brazil (16,2 tỷ USD), Ấn Độ (14,4 tỷ USD) và Mỹ (13,8 tỷ USD).
Theo Asian Agribiz
Bình luận