Trong bối cảnh tăng trưởng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc rất mạnh, Việt Nam đang tìm cách thắt chặt các quy định xuất khẩu biên mậu để đảm bảo chỉ các sản phẩm chất lượng cao mới được phép thâm nhập vào thị trường quan trọng nhất này của cá tra Việt Nam trong tương lai.

Tháng 1/2018, giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc đạt 41 triệu USD, tăng 132% so với cùng kỳ năm 2017. Hơn một nửa lượng xuất khẩu cá tra sang thị trường Trung Quốc thông qua vận tải biển, phần còn lại đưcọ vận chuyển qua các biên giới đường bộ.

Trong hội thảo cấp bộ gần đây, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Vũ Văn Tám kêu gọi các bộ ngành và cơ quan liên quan hợp tác tìm cách tăng xuất khẩu cá tra thông qua vận tải biển từ các nhà xuất khẩu lớn và đưa ra sáng kiến thắt chặt hơn xuất khẩu biên mậu từ các thương lái nhỏ. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm thủy sản được chỉ đạo điều phối với các bộ và cơ quan khác về các vấn đề này. “Chúng ta không cấm thương mại biên mậu nhưng cần phải thắt chặt quản lý để tạo ra môi trường kinh doanh công bằng giữa thương mại biên mậu và thương mại đường biển để bảo vệ uy tín của các sản phẩm cá tra và tăng cường vị thế của ngành cá tra”, theo truyền thông dẫn lời ông Tám tại hội thảo.

Động thái này diễn ra sau khi Hiệp hội các nhà sản xuất- xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) vào tháng 3 đã gửi thư tới Bộ NNPTNT, yêu cầu thắt chặt kiểm soát các lô hàng cá tra xuất khẩu biên mậu sang Trung Quốc, Một lượng nhất định thương mại biên mậu giữa hai nước là không thể tránh khỏi, VASEP nhận định, nhưng chủng loại và số lượng xuất khẩu cá tra biên mậu từ Việt Nam sang Trung Quốc châm ngòi cho nhiều lo ngại. Chất lượng các lô hàng xuất khẩu biên mậu bởi các thương nhân lẻ rõ ràng là mối lo ngại của VASEP, cũng như giá xuất khẩu cá tra biên mậu cũng rất thấp so với giá xuất khẩu cá tra bằng đường biển của các nhà xuất khẩu lớn.

VASEP xác định 9 công ty Việt Nam đang xuất khẩu cá tra qua biên giới đường bộ với Trung Quốc, chiếm khoảng 47% tổng lượng xuất khẩu cá tra từ Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 1/2018, nhưng chỉ chiếm 23% giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam. Giá xuất khẩu trung bình cá tra qua biên giới đường bộ là 1 USD/kg, thấp hơn nhiều so với kênh đường biển, theo VASEP cho hay.

Tuy nhiên, VASEP không làm rõ quốc tịch của các thương nhân xuất khẩu cá tra qua biên giới đường bộ. Nhà xuất khẩu cá tra lớn nhất Việt Nam là Vĩnh Hoàn, trong tháng 3 vừa qua, cho biết tất cả các lô hàng cá tra công ty này xuất khẩu sang Trung Quốc đều qua các nhà vận tải biển lớn. Các thương nhân lẻ Trung Quốc thường tới Việt Nam để thu mua nông sản trái phép và xuất ngược trở lại Trung Quốc. Họ thường thuê thương nhân Việt Nam trong hoạt động thu mua để tránh bị bắt bớ bởi các nhà chức trách Việt Nam.

Phó tổng thư ký VASEP Nguyễn Hoài Nam phát biểu trước những người tham dự tại một hội thảo chính phủ cuối tháng 3 rằng nhiều thương nhân lẻ Việt nam và Trung Quốc thu mua cá tra rẻ và chất lượng thấp, xuất khẩu sang Trung Quốc theo đường bộ. Ông lo ngại điều này sẽ gây thiệt hại cho uy tín và hình ảnh của cá tra Việt nam bởi các thông tin truyền thông tại Trung Quốc bắt đầu đặt câu hỏi về chất lượng cá tra Việt Nam.

Trung Quốc hiện đã trở thành một thị trường phát triển, có nhu cầu với các sản phẩm chất lượng cao, theo tổng thư ký VASEP Trương Đình Hòe cho biết trong hội thảo tổ chức này 23/4. Ông Hòe dẫn chứng rằng người tiêu dùng Trung Quốc rất nhạy cảm trước các vấn đề vệ sinh và an toàn thực phẩm. Ông Hòe cũng cho hay nhiều thương nhân Trung Quốc tới Việt Nam thu mua cá tra và không quan tâm tới chất lượng sản phẩm họ mua. “Nếu chúng ta không kiểm soát được xuất khẩu cá tra biên mậu sang Trung Quốc, hình ảnh cá tra Việt Nam sẽ bị thiệt hại tại các thị trường khác”, ông Hòe nhấn mạnh.

Trong thư gửi Bộ NNPTNT tháng 3, VASEP yêu cầu Bộ xem xét ban hành chứng nhận chất lượng đối với các lô hàng cá tra xuất khẩu sang Trung Quốc qua các biên giới đường bộ. Hiệp hội cũng khuyến nghị Bộ triển khai kiểm tra các nhà máy sơ chế và chế biến cá tra nhỏ để đảm bảo các sản phẩm của họ đáp ứng các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn thực phẩm. Các biện pháp này cũng sẽ giúp đảm bảo hoạt động chế biến diễn ra tại Việt Nam, thay vì xuất thô sang Trung Quốc để chế biến.

VASEP cũng kêu gọi Bộ NNPTNT bắt tay vào một kế hoạch phát triển dài hạn cho xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Trung Quốc, bao gồm tổ chức các chương trình marketing để xúc tiến cá tra và các sản phẩm thủy sản khác của Việt Nam tại thị trường đông dân nhất thế giới này.

Trong năm 2017, tầm quan trọng của Trung Quốc trong vai trò đối tac thương mại thrúy ản ngày càng tăng. Giá trị nhập khẩu cá tra Việt Nam của Trung Quốc đạt gần 411 triệu USD trong năm 2017, tăng 34,8% so với năm 2016, đưa Trung Quốc trở thành thị trường xuất khẩu cá tra lớn nhất của Việt Nam, vượt qua hai thị trường chính khác là Mỹ và EU, dữ liệu của VASEP cho thấy.

Theo Seafood Source
Admin

Thái Lan ký nghị định thư mới về trái cây với Trung Quốc

Bài trước

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt