Bị ốm nghiêm trọng và đối mặt với nguy cơ sảy thai, Supalak Suwan không đắn đo khi bác sỹ hỏi cô rằng cô lựa chọn gì giữa một đứa con khỏe mạnh và công việc liên tục phải tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp độc hại. “Tôi chọn con mình”, bà mẹ hai con nhỏ nhẹ đáp.
Sau khi bỏ việc làm là một kỹ thuật viên giống tại một tập đoàn nông nghiệp lớn, cô trở về nông nghiệp hữu cơ để tự trồng và sản xuất thực phẩm, ngừng tiêu thụ các thực phẩm chứa hóa chất để làm sạch chính cơ thể mình. Câu chuyện này đã diễn ra 1 thế kỷ trước. Giờ đây, Supalak, 46 tuổi là một trong những nông dân hữu cơ hàng đầu tại tỉnh Nan. Sau 8 năm chỉ tiêu thụ thực phẩm hữu cơ, máu của Supalak, trước đây chứahóa chất không an toàn ở mức cao nguy hiểm, đã trở lại mức bình thường. “Con gái tôi an toàn và khỏe mạnh”, cô cười nói.
Trong khi Supalak tin rằng nông nghiệp hữu cơ chính là câu trả lời cho các vấn đề sức khỏe, Krit Intanam, nông dân 53 tuổi sở hữu 0,32ha trồng rau hữu cơ trên một quả đồi xơ xác, cho rằng làm nông hữu cơ là câu trả lời cho tình trạng phá rừng trên diện rộng để trồng ngô tại tỉnh miền núi này. Ngoài phục vụ cho sức khỏe của mình, ông cho biết rau hữu cơ ông trồng mang lại thu nhập cao hơn cánh đồng ngô rộng 8ha vốn phụ thuộc nặng nề vào hóa chất. Ômg tự tin rằng lựa chọn ngừng trồng ngô và trả đất trồng ngô cho chính quyền tỉnh, sử dụng phần đất còn lại để làm nông hữu cơ là một quyết định đúng đắn. “Mọi người bảo tôi bị điên. Nhưng nhìn này”, ôgn nói khi chỉ vào những dãy rau trồng hữu cơ – những mảng xanh nhỏ bé giữa những ngọn đồi trọc.
1 năm trước, đất vùng này bị khô cháy và mất dinh dưỡng. Nhưng nhờ liên tục sử dụng phân bón hưu cơ và nguồn nước sạch gần đó – chưa kể đến quyết tâm sắt đá của ông Krit – vùng đất này đã được hồi sinh và cho năng suất cao. Hơn nữa, rau hữu cơ của ông còn bán đắt như tôm tươi. Nhiều hàng xóm của ông liên tục đặt hàng qua điện thoại, sử dụng các ứng dụng nhắn tin như Line, và tạt qua nhà ông lấy rau khi tiện. Sau 1 năm làm nông hưu cơ, dư lượng thuốc diệt cỏ trong đất của ông Krit đã giảm đến 60%, theo Thansiphorn Chandhom, giảng viên tại trường Chulalongkorn về các nguồn lực trong nông nghiệp. “Nếu những nông dân khác làm những gì tôi đang làm thì họ sẽ kiếm được nhiều tiền hơn nhiều, lại tốt cho sức khỏe của chính họ và bảo vệ được rừng”, ông Krit cho hay.
Sông Nan cung cấp hơn 40% lượng nước dọc sông Chao Phraya – nguồn nước chính của Thái Lan. Nhưng trồng ngô làm TACB đang dần phá hủy nguồn nước cho các khu vực dọc các lưu vực sông, gây ô nhiễm dòng sông với hóa chất độc hại đang sử dụng để sản xuất trong các chuỗi thực phẩm nội địa. Đốt phát quang rừng để trồng thêm ngô, cũng gây ra ô nhiễm khói hàng năm.
Nên nếu nông nghiệp hữu cơ là giải pháp, điều gì đang ngăn cản nông dân tham gia làm nông hữu cơ? “Họ vẫn chưa thấy sự nguy hiểm của hóa chất nông nghiệp đối với sức khỏe”, ông Krit nhận định. “nhưng tôi thì có và tôi không muốn là một trong số họ. Nông nghiệp hữu cơ cũng yêu cầu nhiều kỹ năng hơn, nhiều tình yêu hơn, và nhiều sự chú tâm hơn”, bà Supalak cho biết. “Bạn cần phải học những gì cây trồng ưa hay không ưa, thường phải qua quá trình thử và sai. Đây là công việc nặng nhọc và thường dễ gây nản lòng. Rất nhiều lao động cần để loại bỏ vật hại bằng tay để bảo vệ cây trồng. Đây là công việc tốn thời gian và bạn không thể làm nếu không tin vào những gì mình đang làm”.
Bị mắc kẹt trong nợ nần, phần lớn nông dân không muốn chuyển sang làm nông hữu cơ bởi họ không chắc mọi người sẽ mua sản phẩm họ trồng. Tuy nhiên, vấn đề đối với nông dân hữu cơ quy mô nhỏ ở Thái Lan không chỉ dừng lại ở đây. Theo bà Suwanna Langnamsang, giám đốc điều hành của Lemon Farm, một doanh nghiệp xã hội về các chuỗi cung ứng thực phẩm hữu cơ và bao trùm. Đối với những người mới bắt đầu, những nông dân quy mô nhỏ không tiếp cận được với thương mại hiện đại bởi họ không có khả năng chi trả cho các chứng nhận chính thức theo luật. “Quy trình chứng nhận rất phức tạp và tốn kém nên chỉ những cơ sở sản xuất nông nghiệp quy mô lớn mới có khả năng trang trải”, bà cho biết. Để nhận được chứng nhận đúng, nông dân chỉ được sản xuất trên đúng mảnh đất được ủy quyền. Nhưng phần lớn nông dân tại Nan và các khu vực gần sông ngòi như của Supalak và Krit, lại sống và làm việc tại các khu vực được quy hoạch là các khu rừng quốc gia. Do đó, nông dân sản xuất nhỏ ở các vùng cao nguyên thường không thể đạt được chứng nhận hữu cơ, tiếp cận một thị trường rộng lớn hơn và vượt lên khỏi cái nghèo hoặc gìn giữ các khu rừng của họ. “Logistic cũng là một vấn đề lớn”, bà Suwanna cho biết thêm. “Vận chuyển hàng hóa tới người tiêu dùng rất đắt đỏ và những nông dân nhỏ lẻ có thể chỉ sản xuất được một lượng nhỏ rau hữu cơ. Do đó, họ cần tổ chức thành nhóm để giúp hoạt động vận chuyển có hiệu quả chi phí”.
Trong khi đó, các thị trường hữu cơ vẫn còn hạn hẹp về phạm vi. CÁc mức giá công bằng cho nông dân sản xuất nhỏ và chi phí logistic đắt đỏ khiến rau hữu cơ trở nên đắt hơn nhiều so với rau thông thường có dùng hóa chất, và mức giá này ngoài tầm với của khách hàng phổ thông. Tệ hơn, những nhà cung cấp vô trách nhiệm tự gọi mình là sản xuất hữu cơ đang hủy hoại niềm tin của cộng đồng. Các khảo sát thường xuyên cho thấy các sản phẩm hữu cơ lại bị nhiễm bẩn trở lại khi được đưa vào các chợ trời, bất chấp mức giá cao hơn.
Tổ chức Y tế Thế giới khuyến nghị mọi người tiêu dùng 400gr rau mỗi ngày để khỏe mạnh. “Nhưng nếu chúng ta ăn rau bẩn mỗi ngày, thì lại như tự đầu độc vậy”, bà Suwanna phát biểu. Các thách thức đối với nông dân hữu cơ là rất lớn. Niềm tin của người tiêu dùng cần phải khôi phục, và nông dân hữu cơ phải nhận được mức thu nhập công bằng mà không đẩy gánh nặng giá cả lên người tiêu dùng. Nhưng để hiện thực hóa điều này, hợp tác sản xuất phải đủ lớn để có hiệu quả chi phí về vận chuyển. Đây là vấn đề khiến nhu cầu vẫn còn tương đối yếu.
Bà Supalak, ông Krit và khoảng 50 nông dân khác tại Nan đang cố gắng phá vỡ cái vòng luẩn quẩn này bằng cách gia nhập vào Participatory Guarantee System (PGS), một dự án chứng nhận hưu cơ do Liên đoàn các hoạt động nông nghiệp hữu cơ (IFOAM) để hỗ trợ các nông dân sản xuất nhỏ.
Ban đầu được ADB giới thiệu tại Thái Lan, có chế chứng nhận hữu cơ này yêu cầu các nhóm nông dân hữu cơ kiểm tra lẫn nhau thường xuyên. Họ cũng là đối tượng kiểm tra của một bên thứ ba để đảm bảo tính minh bạch và củng cố niềm tin người tiêu dùng. Nguyên tắc cốt lõi là nếu một thành viên gian dối, các đơn đặt hàng của toàn bộ nhóm sẽ bị hủy.
Một thành viên mới cũng phải vượt qua rất nhiều thủ tục như phân tích thực trạng hoạt động sản xuất, nhận tập huấn, tham gia và đạt đồng thuận trong các nhóm nông dân hữu cơ sau khi được kiểm tra chéo, ghi chép các quy trình canh tác của chính họ để đảm bảo khả năng truy xuất nguồn gốc và cam kết trước cộng đồng, trước khi thực sự nhận được các chứng nhận hữu cơ PGS. Theo bà Suwanna, Lemon Farm hiện đang sử dụng hệ thống hữu cơ PGS với nông dân sản xuất nhỏ tại 7 tỉnh để đảm bảo kiểm tra chất lượng nghiêm ngặt và giành được niềm tin của người tiêu dùng.
Tại Nan, trường các nguồn lực nông nghiệp Chulalongkorn, Lemon Farm và Thai Health Promotion Foundation đang hợp tác để sử dụng các hệ thống hữu cơ PGS cũng nhằm ngăn chặn tình trạng phá rừng trồng ngô và sử dụng bừa bãi hóa chất nông nghiệp độc hại, bằng cách cung cấp cho các nông dân hữu cơ cơ hội tiếp cận các chứng chỉ hữu cơ, tiếp cận thị trường và quản lý sản xuất hiệu quả. Ngoài những người mua địa phương, nông dân hữu cơ cũng có thể bán các sản phẩm của họ cho các cửa hàng Lemon Farm, chuyên về thực phẩm hữu cơ và tự nhiên.
Người nông dân tại Nan Sithong Suwan, chồng bà Supalak, cho biết các khoảnh rau hữu cơ của họ vừa mang lại cho họ sự khỏe mạnh và an toàn tài chính. “Trong khi những nông dân khác chứng kiến thu nhập của chúng tôi trong khi sử dụng ít đất hơn, họ cũng muốn tham gia”, bà Supalak hiện đang sử dụng trang trại của mình làm trung tâm tập huấn cho các nông dân sản xuất nhỏ khác.
Nếu mạng lưới nông nghiệp hữu cơ của họ lớn mạnh lên, họ sẽ có thể bán sản phẩm tới các cửa hàng khác bởi chứng nhận hữu cơ PGS của Lemon Farm được công nhận bởi Tổng cục Quốc gia về Hàng hóa Nông sản và các tiêu chuẩn thực phẩm. Tuy nhiên, bà Supalak nhấn mạnh rằng nông nghiệp hữu cơ có nguy cơ thất bại nếu khát vọng kiếm tiền của nông dân đặt trên mối quan tâm về sức khỏe của chính họ. “Để hệ thống này bền vững, chúng ta cần hợp tác với nông dân sản xuất nhỏ ngay từ những bước đầu tiên về việc lựa chọn cây trồng, tới việc bảo đảm cho họ về mặt tiêu thụ và giá công bằng”, bà Suwanna cho biết. “Nông dân sẵn sàng thay đổi khi có thị trường cho sản phẩm của họ”.
Bà hy vọng thị trường nông nghiệp hữu cơ sẽ phát triển khi người tiêu dùng ý thức được về những lựa chọn hữu cơ của họ sẽ tạo ra ảnh hưởng cực lớn lên thế giới. “Nông nghiệp hữu cơ là về trao quyền cho những nông dân nhỏ để có thu nhập cao hơn, tiếp cận thị trường rộng lớn hơn và học hỏi lẫn nhau thông qua các nhóm hợp tác”, bà Suwanna định nghĩa. “Đó là về sức khỏe tốt hơn cho nông dân, người tiêu dùng và một môi trường tốt hơn. Đó là về nuôi dưỡng đất đai theo cách tự nhiên. Đó là về ngừng phá rừng, xói mòn đất và gây độc hóa học trong các chuỗi thực phẩm”.
Đối với người nông dân hữu cơ Supalak, đó là về quan tâm đến sức khỏe chính mình và những người ta yêu quý. “Tôi đã có con khỏe mạnh và sức khỏe trở lại nhờ thực phẩm hưu cơ. Tôi hạnh phúc và tự hào bởi tôi có thể sản xuất thực phẩm an toàn để giúp những người xung quanh cũng khỏe mạnh”.
Theo Bangkok Post
Bình luận