Những khuynh hướng ngành protein động vật tại châu Á
Vừa qua, khoảng 100 phái đoàn từ khắp châu Á đã tụ họp về khách sạn Anantara Siam tại Bangkok, Thái Lan để lắng nghe về các khuynh hướng, các bước phát triển và cơ hội trong ngành protein động vật. Hội thảo 2 ngày về protein động vật tại châu Á được tổ chức bởi Asian Agribiz đã thảo luận về những quan điểm từ phía người tiêu dùng và các khuynh hướng trong ngành bán lẻ và dịch vụ ẩm thực.
Các khuynh hướng tiêu dùng tác động lên ngành thịt
David Hughes, chủ trì hội thảo và là giáo sư danh sự về marketing thực phẩm tại Imperial College (Luân Đôn) phát biểu trong lễ khai mạc về các bất ổn tại các thị trường phát triển, các vấn đề môi trường, động lực công nghệ số là các yếu tố đang tái định hình thói quen tiêu dùng và đô thị hóa nhanh là một vài khuynh hướng chủ đạo tác động lên ngành thịt. “Người tiêu dùng đang mua sắm thực phẩm theo khuynh hướng tới các sản phẩm tự nhiên, được sản xuất có đạo đức và có tính bản địa, có trách nhiệm môi trường”.
Phục vụ cho nhu cầu của lối sống bận rộn
Giải quyết vấn đề đô thị hóa nhanh tại các thành phố lớn của châu Á và ảnh hưởng của nó tới không gian và thời gian sống, Philip Steggals, giám đốc điều hành Kadence International, một công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu, cho rằng người tiêu dùng thành thị sẵn sàng trả giá cho sự tiện dụng. “Tiện lợi đang chi phối các lựa chọn thực phẩm do người tiêu dùng thành thị luôn thiếu thời gian và sống trong không gian bếp nhỏ hẹp. Công nghệ đang cung cấp các dịch vụ vận chuyển tiết kiệm thời gian đối với thực phẩm và hàng tạp hóa”.
Thế hệ thiên niên kỷ tại ASEAN: Một cho tất cả?
Goro Hokari, Prompohn Supataravanich and Ampa Theerapatsakul đến từ Hakuhodo Institute of Life and Living Asean trình bày bài định nghĩa về thế hệ thiên niên kỷ sinh từ 1980 – 1999. Nhóm người tiêu dùng này có các đặc trưng hành vi và ý thức rất đa dạng và là nhóm định hình hành vi người tiêu dùng nên nhóm người tiêu dùng này không thể xếp chung với các nhóm khác.
CPF muốn trở thành bếp ăn bền vững của thế giới
Thế giới sẽ có khoảng 9 tỷ người vào năm 2050. Về phía nguồn cung thực phẩm, ngày càng nhiều nguồn lực tự nhiên cần để đáp ứng nhu cầu thực phẩm, tương ứng là rủi roc ho môi trường. Charoen Pokphand Foods (CPF) của Thái Lan đang triển khai các chiến lược bền vững. Theo bà Patcharaporn Sagulwiwat, trợ lý phó chủ tịch tập đoàn phụ trách truyền thông và phát triển bền vững của CPF, công ty đang dân đầu khuynh hướng bền vững thông qua an ninh lương thực (bằng cách cung cấp các sản phẩm ngon, an toàn, chất lượng tốt), cộng đồng tự cung tự cấp (bằng cách phát triển các đối tác cùng có lợi), và cân bằng tự nhiên (bằng cách giảm tác động môi trường). “Thông qua chiến lược bền vững này, chúng tôi muốn trở thành bếp ăn bền vững của thế giới”.
Sự hội tụ của dịch vụ ẩm thực và bán lẻ thực phẩm
Ngành dịch vụ ẩm thực và bán lẻ thực phẩm đang hội tụ, thay đổi theo nhu cầu người tiêu dùng tìm kiếm sự tiện lợi. Họ muốn thực phẩm tiện lợi trong mua sắm, chuẩn bị, tiêu dùng và xử ly rác thải, theo giáo sư David Hughes. Khuynh hướng này dẫn đến tăng trưởng phân khúc sản phẩm ăn liền và thực phẩm tươi tiện lợi. Các công ty thương mại điện tử lớn như Alibaba là một ví dụ tốt, khi năm ngoái Alibaba đã mua cổ phần trị giá 2,9 tỷ USD tại một chuỗi đại siêu thị trung Quốc để kết hợp giữa lợi thế thương mại điện tử và cửa hàng truyền thống. Một ví dụ khác là chuỗi cửa hàng tiện lợi 7-Eleven tại Hong Kong đang cung cấp tổng hợp thực phẩm ăn liền, ăn vặt, bánh ngọt và cà phê cùng một lúc. “Tương lai là sự kết hợp giữa các kênh thị trường khác nhau. Các doanh nghiệp tốt sẽ tăng cường kết hợp giữa thương mại điện tử và thương mại truyền thống”.
FCR đang tăng tại châu Á
Các nhà hàng bình dân ăn nhanh (Fast casual restaurants - FCR) đang tăng nhanh tại châu Á, chủ yếu bởi tăng trưởng cộng đồng trung lưu, tìm kiếm các lựa chọn đa dạng, tốt hơn cho sức khỏe. “Phân khúc này tăng trưởng nhanh chóng với các địa điểm bán lẻ nhỏ hơn. Tuy nhiên, đây là thị trường cạnh tranh rất cao và duy trì sự trung thành của khách hàng là một thách thức lớn”, theo Rob Gosney, đến từ Protein Product Development and Innovation Advisor tại Úc nhận định. Sự cải tiến liên tục rất quan trọng trong phân khúc này. Ví dụ, tập đoàn Zest Group tại Singapore có hai thương hiệu FCR ((ABC and ALT Pizza), đang tiến tới phát triển các sản phẩm protein động vật mới (ức gà, thịt lợn và thịt gà) để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng có tiêu chuẩn cao về chất lượng và an toàn thực phẩm.
Châu Á cần chuyển đổi theo hướng “tăng giá trị, giảm đầu vào”
Châu Á tiếp tục tăng nhu cầu đối với thịt, theo nhận định của Jean-Yves Chow, phó chủ tịch cấp cao phụ trách ngành thực phẩm và nông sản tại ngân hàng Mizuho. Châu Á sẽ là khu vực đóng góp chính vào tăng trưởng nhu cầu thịt toàn cầu. Tuy nhiên, ông Chow cho rằng về khía cạnh “tăng giá trị, giảm đầu vào”, châu Á là yếu tố chính trong bài toàn thịt – thức ăn chăn nuôi – ngũ cốc. Châu Á cần phải chuyển đổi. Lựa chọn đầu tiên là thay đổi từ sản xuất hộ gia đình sang sản xuất quy mô lớn để tối ưu hóa hiệu quả sản xuất. Các lựa chọn thương mại sáng suốt hơn cũng sẽ giúp tăng hiệu quả. Ví dụ, Trung Quốc tăng nhập khẩu thịt lợn, nghĩa là giảm phụ thuộc vào ngô, đậu tương và nước do mỗi 1kg thịt lợn nhập khẩu tương ứng với giảm ít nhất 3kg sản xuất TACN.
Theo Asian Agribiz
Bình luận