Sau quá trình cải cách và tái cấu trúc lớn bắt đầu từ năm 2006, Thượng viện châu Âu và các nước thành viên đã đạt thỏa thuận chấm dứt hệ thống hạn ngạch đường EU vào ngày 30/9/2017 trong quá trình cải cách 2013 của Chính sách Nông nghiệp chung (Common Agricultural Policy – CAP).

Trong giai đoạn 2006 – 2010, ngành đường EU đã trải qua cuộc cải cách toàn diện với khoản trợ cấp 5,4 tỷ Euro. Đến nay, ngành đường EU đã được chuẩn bị kỹ càng cho sự thay đổi này, năng suất tăng mạnh trong những năm qua. Sự kết thúc kỷ nguyên hạn ngạch đường mang lại cho các nhà sản xuất một khởi đầu mới để điều chỉnh hoạt động sản xuất trước các cơ hội thương mại thực sự, đáng chú ý là khai phá các thị trường xuất khẩu mới. Khối này cũng đơn giản hóa rất mạnh hẹ thống quản lý chính sách hiện nay và các gánh nặng hành chính cho các nhà quản lý, nông dân và các nhà giao dịch.

Phil Hogan, Ủy viên các vấn đề nông nghiệp và phát triển nông thôn, phát biểu: “Sự kết thúc của hệ thống hạn ngạch cho thấy một bước ngoặt quan trọng cho ngành đường châu Âu và đánh dấu một bước quan trọng khác trong định hướng thị trường của Chính sách Nông nghiệp chung. Các nhà sản xuất hiện đang có cơ hội mở rộng thương mại trên thị trường toàn cầu và với các hỗ trợ chính sách đúng đắn từ Ủy ban châu Âu – như Hệ thống theo dõi thị trường đường (Sugar Market Observatory) cung cấp thông tin thị trường chính xác và đúng thời điểm – họ có mọi cơ hội để thành công. Tôi tin tưởng rằng kể từ khi thời hạn kết thúc hạn ngạch đường được quyết định, ngành đường đã tự định vị tốt để hưởng lợi từ các cơ hội của sự kết thúc hệ thống hạn ngạch này”.

Hoạt động trợ cấp liên tục của EU đối với ngành đường

Nhiều biện pháp từ Chính sách Nông nghiệp chung có thể được sử dụng để tiếp tục hỗ trợ ngành đường EU nhằm đối diện với các biến động không lường trước trên thị trường. Các biện pháp bao gồm hệ thống thuế nhập khẩu cao đối với mặt hàng đường vào thị trường EU (ngoài các thỏa thuận thương mại ưu đãi) và khả năng hỗ trợ dự trữ tư nhân và các biện pháp giải quyết khủng hoảng cho phép Ủy ban châu Âu hành động trong trường hợp thị trường biến động lớn về giá. Hỗ trợ thu nhập cho nông dân dưới dạng trợ cấp tiền mặt trực tiếp cũng được đưa ra, bao gồm hỗ trợ kép tự nguyện cho các ngành đang gặp khó khăn, bao gồm sản xuất củ cải đường.

Khả năng đàm phán các điều khoản chia sẻ giá trị chung trong các hợp đồng giữa các nhà sản xuất củ cải đường và các nhà chế biến sản xuất đường của EU sẽ được duy trì sau khi hệ thống hạn ngạch kết thúc.

Ủy ban châu Âu cũng cải thiện tính minh bạch trên thị trường trước viễn cảnh hệ thống hạn ngạch chấm dứt. Một hệ thống giám sát thị trường đường mới cung cấp các thống kê và phân tích ngắn hạn về thị trường đường, cũng như các báo cáo phân tích và dự báo nhằm giúp nông dân và các nhà chế biến quản lý hoạt động kinh doanh của họ hiệu quả hơn.

Bối cảnh

Hệ thống hạn ngạch đường được ra mắt với các quy định CAP đầu tiên về đường vào năm 1968, cùng với một hệ thống hỗ trợ giá người sản xuất ở mức cao hơn so với giá trên thị trường thế giới. Quyết định kết thúc hệ thống hạn ngạch đường được đưa ra bởi các nước thành viên vào năm 2006.

Sự kết thúc hạn ngạch đường diễn ra sau hàng loạt cải cách quan trọng trong ngành này từ 2006 – 2010. Giá đường trung bình tại EU phục hồi từ cuối năm 2016 lên khoảng 500 Euro/tấn và giữ ổn định quanh mức này trong vài tháng qua.

EU là nhà sản xuất đường từ củ cải hàng đầu thế giới (chiếm gần 50% tổng sản lượng đường từ củ cải trên toàn cầu). Tuy nhiên, đường từ củ cải chỉ chiếm 20% tổng sản lượng đường toàn cầu; 80% còn lại là sản lượng đường từ mía. Phần lớn củ cải đường của EU được trồng tại nửa phía Bắc của châu Âu, nơi khí hậu phù hợp với trồng củ cải. EU cũng có ngành tinh luyện lớn, để chế biến đường mía thô nhập khẩu.

Theo Asia Food Journal
Admin

Chính phủ yêu cầu cơ quan hải quan xử lý nghiêm buôn lậu đường

Bài trước

Công cuộc đại tu ngành đường Thái Lan diễn ra dưới sức ép quốc tế

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường