Indonesia vốn là nước tiêu dùng gạo lớn nhưng tăng trưởng tiêu dùng gạo đang chậm lại do những người dân Indonesia đang ngày càng quan tâm tới sức khỏe và đa dạng hóa bữa ăn.

Theo Mintel, doanh số bán lẻ gạo tại thị trường Indonesia sẽ tăng trưởng 1,5%/năm trong giai đoạn 2017 – 2021, giảm từ mức tăng trưởng 3,5% trong giai đoạn 2012 – 2016. Mặc dù tăng trưởng tiêu dùng chậm lại, Indonesia vẫn sẽ là một trong những nước tiêu dùng gạo lớn nhất thế giới. Theo ước tính của Mintel, người Việt Nam tiêu dùng 232,5 kg/người/năm, người Thái Lan 163,2 kg/người/năm, và người Trung Quốc 119,1 kg/người/năm, tiêu dùng gạo trên đầu người tại Indonesia là 103 kg/người/năm, cao hơn Malaysia (100,2 kg/người/năm).

Theo Jodie Minotto, quản lý nghiên cứu mảng thực phẩm và đồ uống của Mintel tại khu vực châu Á Thái Bình Dương, tăng trưởng tiêu dùng gạo chậm lại tại Indonesia diễn ra khi bệnh tiểu đường là một trong những bệnh rất phổ biến tại nước này và ngày càng nhiều người Indonesia quan tâm tới vấn đề sức khỏe. “Trước nhiều thông tin tiêu cực về tiêu dùng nhiều ngũ cốc, người tiêu dùng đang phản ứng lại trước các thông tin này và quan tâm tới chế độ ăn low-carb”.

Nghiên cứu của Mintel cho thấy rằng 27% người thành thị Idonesia tránh các loại tinh bột trong năm 2017; tỷ lệ này tăng lên 33% đối với người tiêu dùng từ 35 tuổi trở lên. Về nguyên nhân tránh tiêu dùng tinh bột, 64% cho biết họ cho rằng làm như vậy là tốt hơn cho sức khỏe, 37% cho biết rằng chế độ ăn uống của họ không cho phép họ tiêu dùng gạo.

Bà Minotto cho biết chỉ số glycemic của nhiều loại gạo phổ biến tiếp tục là vấn đề tại Indonesia khi số trường hợp mắc tiểu đường ngày một tăng lên. “Các công ty gạo tại Indonesia đang tìm kiếm các giải pháp và trừ khi các giống lúa gạo có chỉ dẫn địa lý được phát triển và sẵn có trên thị trường, tiêu dùng gạo sẽ có thể tiếp tục tăng trưởng chậm lại”.

Người tiêu dùng Indonesia cũng đang bắt đầu lựa chọn các mặt hàng thực phẩm được chứng nhận hữu cơ. 3/10 người tiêu dùng cho biết họ tìm kiếm các lựa chọn hữu cơ khi đi mua sắm, chỉ 3% số sản phẩm thực phẩm và đồ uống mới ra mắt trong năm 2017 tại Indonesia được gán nhãn hữu cơ, cho thấy các công ty tại nước này vẫn đang đi sau khuynh hướng thị trường.

Có đến 75% người thành thị Indonesia cho biết họ đã mua gạo và mì hữu cơ trong nửa đầu năm 2017, mặc dù giá cả các loại sản phẩm tiêu dùng như vậy rất cao. “Những vụ bê bối an toàn thực phẩm liên quan đến gạo gần đây đã khiến người tiêu dùng ngày càng mất niềm tin vào các thương hiệu thực phẩm và đồ uống, khiến họ tìm kiếm các đảm bảo trong các chứng nhận hữu cơ. Người tiêu dùng thành thị Indonesia đang tiến tới các lựa chọn hữu cơ bởi họ tin rằng các sản phẩm này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn an toàn”.

Kết quả nghiên cứu của Mintel cho thấy 42% người tiêu dùng thành thị Indonesia gắn thực phảm hữu cơ với khái niệm không có các dư lượng hóa chất có hại, và một tỷ lệ tương tự người tiêu dùng mua các sản phẩm hữu cơ bởi họ cho rằng các sản phẩm này tốt hơn cho sức khỏe. “Nguồn cung gạo hữu cơ đang tăng lên, đặc biệt là bởi sản xuất gạo hữu cơ tiếp tục thu hút sự quan tâm của nông dân Indonesia. Để đối phó với tác động của các vụ bê bối an toàn thực phẩm, các thương hiệu gạo không gán nhãn hữu cơ có thể cung cấp cho khách hàng thông tin về xuất xứ và cách sản xuất gạo, đồng thời cung cấp các đảm bảo về an toàn thực phẩm”.

Theo Food Navigator
Admin

Nông dân lương thiện nỗ lực chinh phục thị trường cho sản phẩm hữu cơ

Bài trước

Thực phẩm Việt trên đường chinh phục thị trường toàn cầu

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc