Thủy sản

ADB hỗ trợ vốn cho nhà sản xuất cá chẽm Australis

0

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Australis vừa ký thỏa thuận khoản vay chuyển đổi trị giá 15 triệu USD để thúc đẩy hoạt động nuôi trồng tảo và cá chẽm trên biển, thích ứng cao với biến đổi khí hậu tại Việt Nam.

Khoản đầu tư này sẽ cung cấp vốn lưu động để mở rộng các cơ sở hoạt động của Australis tại vịnh Vân Phong, miền trung Việt Nam và hỗ trợ sự phát triển của trung tâm vùng 2 tại miền nam Việt Nam. Ngoài ra, một khoản tài trợ 3 triệu USD sẽ được quỹ Climate Innovation and Development Fund (CIDF) thuộc ADB cung cấp. “3 triệu người trên toàn cầu phụ thuộc nguồn protein từ thủy sản, ngay cả khi nguồn lợi thủy sản toàn cầu giảm do khai thác quá mức và nhiệt độ tăng”, theo giám đốc ADB phụ trách khu vực tư nhân Suzanne Gaboury cho hay. “Sự hỗ trợ của ADB sẽ giúp sức cho các nỗ lực của chính phủ phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững, đặc biệt là sản xuất quy mô lớn các loại thủy sản giá trị cao cho xuất khẩu. Nuôi trồng thủy sản có thể giúp sức cho sản xuất protein phát thải carbon thấp, trong khi nuôi biển trên khu vực nhiệt đới thì chống chọi tốt hơn với rủi ro thời tiết. Đây là khoản đầu tư đầu tiên của chúng tôi vào ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam và tự hào là đối tác của Australis”.

Australis là nhà sản xuất cá chẽm lớn nhất thế giới và đặt mục tiêu đưa sản lượng từ 10.000 tấn hiện nay lên 50.000 tấn hàng năm. “Khoản vay của ADB sẽ tiếp sức cho tăng trưởng của các hoạt động sản xuất kinh doanh tại miền trung Việt Nam cũng như phát triển một trung tâm sản xuất vùng mới, lớn, nơi chúng tôi đã hình thành một nhóm sản xuất, giúp sản xuất của Australis đạt 50.000 tấn cá chẽm hàng năm”. Theo CEO của Australis Josh Goldman, “nguồn tài chính từ ADB sẽ giúp Australis tận dụng chuyên môn kỹ thuật nuôi biển trong vùng biển nhiệt đới và vị thế thị trường mạnh để mở rộng thị trường cá chẽm trong tổng thể các thị trường thủy sản toàn cầu. Sự hỗ trợ của ADB là một phần quan trọng, mang đến sự tự tin cho chúng tôi trong tiếp cận mở rộng quy mô nuôi trồng thủy sản thích ứng biến đổi khí hậu”.

Khoản tài trợ CIDF cho công ty con của Australis là Greener Grazing sẽ hỗ trợ nghiên cứu vào phát triển việc trồng loại tảo Asparagopsis taxiformis để kinh doanh thương phẩm. Các loại tảo biển giúp giảm đáng kể phát thải methane khi được đưa vào công thức TACN gia súc. Các khu vực trồng tảo biển có thể giúp giảm quá trình acid hóa đại dương và củng cố sự bền bỉ của các hệ thống sinh thái biển trước biến đổi khí hậu và có thể giúp khóa carbon.

Thành lập vào tháng 9/2021, CIDF là một nhánh hỗn hợp tài chính thuộc ADB, thành lập với cam kết vốn ban đầu 25 triệu USD từ Bloomberg Philanthropies and Goldman Sachs. Quỹ này có tiềm năng tăng vốn lên tới 500 triệu USD trong khu vực tư nhân và đầu tư công nhằm hỗ trợ cho các hoạt động phát triển kinh tế bền vững, phát thải carbon thấp.

Theo The Fish Site

Admin

Con rồng nuôi trồng thủy sản đang chìm: Những tranh đấu trên sông Mê Kông

Bài trước

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 2/8

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản