Thịt

Ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam vẫn còn dư địa tăng trưởng tốt

Diện tích nuôi trồng thủy sản biển của Việt Nam dự báo đạt 270.000ha với sản lượng nuôi trồng thủy sản biển đạt 750.000 tấn năm 2020. Mục tiêu này là một phần trong chiến lược phát triển nuôi thủy sản biển đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050 do Bộ NNPTNT xây dựng.

Theo ông Trần Lê Nguyên Hưng, lãnh đạo Cục Bảo tồn thuộc Tổng cục Thủy sản, chiến lược này bao gồm hướng mạnh tới các đột phá trong phát triển các mô hình nuôi hiện đại, đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa lẫn quốc tế. Hơn nữa, ngành nuôi trồng thủy sản nước ngọt và nước mặn Việt Nam đã tăng trưởng mạnh trong giai đoạn 2010 – 2017, từ 2,7 triệut ấn lên 3,85 triệu tấn.

Diện tích nuôi tôm sú – một trong những loài thủy sản nuôi chính – tăng từ 17.000ha năm 2010 lên 100.000ha năm 2017, đưa tổng diện tích nuôi trồng thủy sản nước lợ lên 721.000ha năm 2017, với sản lượng 683.000 tấn. Các phương pháp nuôi đã được cải thiện theo hướng bền vững ơn và phù hợp với điều kiện tại các vùng khác nhau. Thực hành nuôi tốt, các chuỗi sản xuất và khả năng truy xuất nguồn gốc cũng cải thiện cả về chất lượng và xuất khẩu.

Tuy nhiên, các trang thiết bị khai thác thủy sản vẫn còn nhiều vấn đề cần cải thiện. Theo dữ liệu mới nhất của Tổng cục Thủy sản, Việt Nam có 109.000 tàu cá, trong đó khoảng 2/3 là tàu gỗ với thiết bị lạc hậu. Do khó khăn tài chính, ngư dân thường sử dụng máy móc cũ mua từ cac nước khác. Một vài khâu trong quá trình khai thác vẫn phải vận hành bằng tay, làm hạn chế năng suất.

Hiện ngành khai thác thủy sản có khoảng 850.000 lao động trực tiếp, phần lớn không được đào tạo và thiếu kiến thức cơ bản về sử dụng các thiết bị dẫn đường. Chỉ 34,5% lao động học hết cấp, khiến họ khó tiếp cận các tiến bộ kỹ thuật và cải tiến mới trong khai thác thúy ản. Phần lớn ngư dân không có hợp đồng lao động với chủ tàu.

Cùng với phát triển giá trị kinh tế của nuôi trồng thủy sản, Bộ NNPTNT cũng đang tập trung vào cải thiện bảo tồn nguồn lợi thủy sản. 10 khu vực biển được bảo vệ đã đi vào hoạt động, bao gồm đảo Cát Bà (Hải Phòng), đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) và vịnh Nha Trang. 6 khu vực khác đang chờ phê duyệt. Trong 5 năm qua, nhờ hợp tác công – tư, 171 tấn cá bột, phần lớn là các loài bản địa quý giá, đã được thả vào các vùng biển, hồ và nguồn nước tự nhiên khác tại Việt Nam. Hàng triệu con tôm đã được phóng sinh tại các tỉnh Bạc Liêu, Bình Thuận, Khánh Hòa và Nam Định. Các hoạt động bảo tồn nguồn cá nhỏ nước nổi, cá lớn nước nổi và cá tầng đáy ở mức khoảng 4,36 triệu tấn, cho phép sản lượng khai thác hàng năm trung bình đạt 2,45 triệu tấn.

Theo VNS
Admin

Giá thịt lợn kỷ lục trước Tết Nguyên đán làm bùng phát tình trạng nhập lậu

Bài trước

Giá thịt lợn tăng mạnh bất chấp lợi nhuận bùng nổ trong ngành chăn nuôi của Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt