0

Trong quý 1/2023, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 1,7 triệu tấn, trị giá hơn 900 triệu USD, tăng 19% về lượng và 30% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022, theo số liệu mới nhất được công bố từ Tổng cục Hải quan.

Theo Bộ Công thương, gạo Việt Nam đã ghi nhận một số thành công trong cải thiện chất lượng và nhu cầu trong những năm qua. Phần lớn gạo xuất khẩu đến từ ĐBSCL, các trung tâm sản xuất lúa gạo lớn khác của Việt Nam chủ yếu phục vụ thị trường nội địa. Ông Lê Thanh Tùng, cục phó Cục Trồng trọt thuộc Bộ NNPTNT cho biết sản xuất lúa gạo năm 2023 tại riêng ĐBSCL dự báo đạt 24 triệu tấn. Tiêu thụ lúa gạo tại ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh – thành phố lớn nhất cả nước, sẽ duy trì ở mức 11 triệu tấn, nên còn 13 triệu tấn lúa cho xuất khẩu. Trong đó, gạo chất lượng cao cho xuất khẩu chiếm khoảng 3 triệu tấn, gạo đặc sản khoảng 2,1 triệu tấn và gạo thường khoảng 1 triệu tấn, gạo Việt Nam có thể tiếp tục ghi nhận nhu cầu cao sau quy s2/2023 do nhu cầu tiếp tục tăng trên các thị trường nhập khẩu gạo lớn, bao gồm Philippines, Trung Quốc và châu Phi, theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho hay.

Ông Nguyễn Ngọc Nam, chủ tịch VFA, cho biết gạo Việt Nam đạt mức giá cao trên thị trường quốc tế bất chấp triển vọng kinh tế toàn cầu ảm dsdamj do các nước tăng cường tích trữ thực phẩm cho giai đoạn bất ổn sắp tới. Ngoài ra, các hiệp định thương mại tự do quan trọng, bao gồm Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) hạ thuế đối với gạo việt Nam tới 175 USD/tấn, mang đến cho gạo chất lượng cao Việt Nam lợi thế lớn trên các thị trường châu Âu. Do nhu cầu tăng vọt, các nhà xuất khẩu đang cạnh tranh thu mua lúa từ nông dân để tối đa hóa hiệu quả và lợi nhuận. Tuy nhiên, nhiều nhà xuất khẩu đang lên tiếng lo ngại về tình trạng thiếu vốn. Ông Phan Văn Chinh, cục trưởng Cục xuất nhập khẩu thuộc Bộ Công thương, cho biết Bộ đang hợp tác chặt chẽ với các nhà xuất khẩu để tìm kiếm giải pháp tối thiểu hóa chi phí logistics và thích ứng với các nghị định thư xuất nhập khẩu trên các thị trường quốc tế.

Mặt khác, Bộ Công thương cũng cho biết đang theo dõi sát sao lượng gạo xuất khẩu để đảm bảo an ninh lương thực nội địa. Trong một động thái trước đó, Ngân hàng Trung ương Việt Nam đã yêu cầu các ngân hàng thương mại rà soát và tinh giản quy trình cho vay đối với các thương nhận ngành gạo để hỗ trợ họ tiếp cận các nguồn vốn bổ sung.

Philippines – nước nhập khẩu gạo Việt Nam lớn nhất trong quý 1/2023

Trong quý 1/2023, Philippines nhập khẩu tới gần 900.000 tấn gạo Việt Nam, giá trị hơn 450 triệu USD, và dự báo Việt Nam sẽ có thêm đơn hàng xuất khẩu gạo sang thị trường này trong thời gian tới. Nước này là nhà nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam trong quý 1/2023, chiếm tới 48,2% về lượng và 45,9% về giá trị trong quý 1/2023, theo sau là Trung Quốc, Indonesia, Malaysia và Ghana, theo Tổng cục Hải quan Việt Nam.

Cơ quan Thực phẩm Quốc gia Philippines (NFA) gần đây đã đề xuất nhập khẩu 330.000 tấn gạo để dự phòng cho rủi ro thâm hụt dự trữ gạo tại nước này. Động thái này được đưa ra khi chính phủ Philippines đặt mục tiêu hạ giá loại ngũ cốc thiết yếu này và kìm hãm áp lực lạm phát. Cơ quan hải quan cũng báo cáo Việt Nam đã xuất khẩu 1.85 triệu tấn gạo, trị giá hơn 980 triệu USD trong 3 tháng đầu năm 2023, tăng 23,4% về lượng và 34,3% về giá trị so với cùng kỳ năm 2022. Năm 2022, xuất khẩu gạo Việt Nam đạt 7,1 triệu tấn, trị giá 3,45 tỷ USD, trong đó 3,2 triệu tấn gạo được xuất khẩu sang Philippines.

Theo VNS

Admin

Ngành lúa gạo An Giang đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 325 triệu USD vào năm 2024

Bài trước

Doanh nghiệp xuất khẩu gạo Việt Nam cạnh tranh mạnh tại thị trường Đông Nam Á

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc