Đường

Ngành đường Việt Nam kỳ vọng phục hồi trong năm 2023

0

Giá đường nhập khẩu không còn ở mức cạnh tranh sau khi áp dụng thuế chống bán phá giá sẽ thúc đẩy nhu cầu cho đường sản xuất nội địa.

Các doanh nghiệp ngành đường sẽ khôi phục, chủ yếu nhờ giá đường tăng và các chính sách chống bán phá giá đối với một số sản phẩm mía đường nguồn gốc Thái Lan. Trong tháng 2/2023, giá đường tương lai dao động ở mức cao nhất trong vòng 6 năm, khoảng 22 cents/lb vào ngày 27/2. Đặc biệt, giá đường thô trung bình tháng 2/2023 đạt 20,23 cents/lb, so với mức 18,87 cents/lb vào tháng 1 và 18,93 cents/lb vào tháng 12/2023.

Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp Quốc (FAO), giá đường trung bình trong 10 tháng đầu năm 2022 là 18,5 cents/lb. Cơ quan có trụ sở tại Rome này dự báo đến năm 2029, giá đường trung bình sẽ đạt 21,3 cents/lb nhưng thực tế là giá đường đã vượt mốc trên vào tháng 1/2023. Trên thị trường quốc tế, giá đường thô tương lai theo trang website tradingecnomics.com giao dịch ở mức 21,14 cents/lb vào tuần trước, xu hướng tăng mạnh sau khi chạm mức thấp kỷ lục 9 cents/lb vào tháng 4/2020.

Sau khi giá đường tăng trên thị trường thế giới, giá đường Việt Nam tăng 8 – 10% trong năm 2022. Giá đường tăng mạnh trong những tháng đầu năm 2023 mang tới triển vọng tích cực cho các nhà sản xuất đường. Công ty Chứng khoán Vietcombank (VCBS) cho biết sản lượng đường trong cả niên vụ 2021/22 tại Việt Nam là 949.200 tấn, với sản lượng đường từ mía đường đạt 746.900 tấn, chiếm 78,6%, tăng 8,3% so với niên vụ trước.

Mặc dù diện tích thu hoạch mía đường giảm nhẹ 4% so với năm 2022, năng suất mía đường tăng, đạt mức cao 64,6 tấn/ha. Nhờ đó, sản lượng mía đường cho sản xuất đường tăng 11,8%. Tổng nguồn cung đường ước đạt 2,8 triệu tấn trong năm 2022, với tổng nhu cầu dao động chỉ ở mức 2,1 – 2,3 triệu tấn. Đáng chú ý, thị phần đường nội địa ổn định ở mức 27%, chủ yếu do tăng mạnh nguồn đường nhập lậu từ Thái Lan hồi năm ngoái. Bất chấp tình trạng dư cung, giá đường nội địa vẫn cao hơn nhiều so với thị trường thế giới. Trước khi áp dụng thuế chống bán phá giá, giá đường Việt Nam ở mức sát giá đường tại Indonesia và Trung Quốc, chỉ bằng một nửa so với giá đường tại Philippines nhưng cao hơn 25% so với giá đường Thái Lan. Tuy nhiên, giá đường nhập khẩu từ Thái Lan sau khi thuế chống bán phá giá ước ở mức khoảng 22.000 đồng.kg, tức cao hơn 10 – 15% so với giá đường tại Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam.

Sau khi áp dụng các biện pháp chống vi phạm các chính sách phòng vệ thương mại, lượng đường nhập khẩu từ các nước ASEAN, đặc biệt là Thái Lan, Lào và Campuchia, vào Việt Nam giảm mạnh. Tổng kim ngạch nhập khẩu đường cho cả năm 2022 giảm tới 12,6% so với năm 2021, với các nguồn cung chính đến từ Úc và Indonesia. Giá mua mía đường từ nông dân cũng tăng lên mức trung bình 1,05 – 1,1 triệu đồng/tấn do khan hiếm nguồn cung. Diễn biến này tạo động lực cho nông dân mở rộng diện tích trồng mía trong những năm tới. Bộ Công thương đã chính thức áp thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp ở mức 47.64% lên các sản phẩm đường sử dụng nguyên liệu đường Thái Lan và từ 5 nước ASEAN, bao gồm Indonesia, Malaysia, Campuchia, Lào, và Myanmar, từ tháng 8/2022. Đường nhập khẩu từ 5 nước trên, nếu chứng minh được sản xuất từ mía đường nội địa, thì sẽ không phải là đối tượng áp dụng các chính sách phòng vệ thương mại nói trên.

VCBS cho rằng các chính sách thuế mới tạo ra những thay đổi tích cực cho ngành đường và thúc đẩy giá đường nội địa trong dài hạn. Công ty chứng khoán này dự báo giá đường trắng sẽ duy trì ở mức cao, dao động quanh ngưỡng 18.000 – 18.500 đồng/kg, do nhu cầu đường trong nước dự báo tăng nhẹ lên 2,3 – 2,4 triệu tấn/năm. Tuy nhiên, về dài hạn, giá đường có thể gặp áp lực do dư thừa trong năm 2022, với mức dư thừa lên tới 6 triệu tấn, và khả năng chính phủ tăng hạn ngạch nhập khẩu để bổ sung nguồn cung đường nội địa trong năm 2023.

CTCP Đường Quảng Ngãi dự báo do giá dầu cao, các nươc sản xuất đường chính trên thế giới như Brazil, Thái Lan và Ấn Độ sẽ chuyển sang sử dụng mía đường để sản xuất ethanol, giúp giá đường toàn cầu duy trì ở mức cao trong nửa đầu năm 2023. Trong báo cáo tháng 2/2023, Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSA) cho biết diện tích trồng mía và sản lượng mía của Việt Nam trong niên vụ 2022/23 có thể tăng. Dự báo diện tích trồng mía đường sẽ tăng 3% trong khi sản lượng mía đường chế biến và đường đều tăng hơn 16%.

Theo VNS

Admin

Nhu cầu nội địa giảm: Nhật Bản cập nhật chiến lược nuôi trồng thủy sản, tập trung vào tăng xuất khẩu và năng suất

Bài trước

Bang Kerala (Ấn Độ) lập công ty có vốn nhà nước để hỗ trợ giá cao su

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường