Chính phủ Nhật Bản đang thiết kế lại chiến lược nuôi trồng thủy sản quốc gia để tập trung vào tăng xuất khẩu thủy sản và năng suất của một số ngành được lựa chọn, như thủy sản có vỏ và tảo biển, sau khi thừa nhận thực tế rằng nhu cầu nội địa sẽ tiếp tục giảm.
Nhu cầu thủy sản tại Nhật Bản – nước từng ở vị trí tiêu dùng thủy sản hàng đầu thế giới – đang giảm ổn định trong vài năm qua, và Cơ quan thủy sản Nhật Bản (JFA), thuộc Bộ Nông lâm ngư nghiệp Nhật Bản (MAFF), xác định thực trạng này sẽ không cải thiện. “Nhật Bản luôn là thị trường lớn cho thủy sản nhưng nhu cầu nội địa đang giảm trong dài hạn do dân số Nhật Bản tiếp tục suy giảm và già đi – ngành nuôi trồng thủy sản đặc biệt phụ thuộc vào nhu cầu nội địa và khi nhu cầu giảm, ngành này sẽ rất khó tăng trưởng”, theo JFA nhận định trong văn bản Aquaculture Growth Industrialization Comprehensive Strategy (tức Chiến lược toàn diện công nghiệp hóa tăng trưởng nuôi trồng thủy sản). “Trong 20 năm qua, ngành nuôi trồng thủy sản tại Nhật Bản đã phát triển chín muồi và bắt đầu suy yếu, sản xuất nuôi trồng thủy sản thế giới đã tăng khoảng 4 lần và dự báo tiếp tục tăng. Do đó, Nhật Bản cần phải tăng xuất khẩu thủy sản, ngoài ra tiềm năng cho các sản phẩm thủy sản nuôi trồng Nhật Bản trên thị trường quốc tế cũng rất lớn. Một ví dụ là cá thờn bơn, mặt hàng Nhật Bản xuát khẩu ở mức khoảng 9.000 tấn nhưng đang tăng ổn định sang Mỹ và các nước khác – sản phẩm rõ ràng không chỉ có chất lượng tốt mà còn có vị nguyên bản của nguyên liệu thực phẩm Nhật Bản trong các nhà hàng Nhật Bản ở nước ngoài. Nhưng mặc dù chúng tôi có thể mang tới những thế mạnh như độ tươi ngon, chất lượng, vẫn có những vấn đề tiêu cực với thủy sản nuôi trồng như giá cao và nguồn cung không ổn định, sự khác nhau lớn phụ thuộc vào sản phẩm và điểm đến. Đó là những thách thức lớn mà chúng tôi đang nỗ lực vượt qua với chiến lược này”.
Một trong những kế hoạch lớn của chính phủ Nhật Bản trong lĩnh vực này là ưu tiên đầu tư cho thành lập và nâng cấp cơ sở hạ tầng liên quan tại các khu vực sẽ sản xuất thủy sản biển cho xuất khẩu. “Chúng tôi sẽ làm một danh sách các khu vực sản xuất tại Nhật Bản, hiện chủ yếu sản xuất thủy sản biển cho xuất khẩu và ưu tiên hỗ trợ phát triển các cơ sở hạ tầng cần thiết để chuyển đổi những cơ sở này trở thành các khu sản xuất xuất khẩu phù hợp”, theo JFA. “Đối với nuôi trồng thủy sản, 4 điều ưu tiên hàng đầu mà chúng tôi tập trung đầu tiên là cá thờn bơn, sò điệp và ngọc trai, và Thái Lan đặc biệt sẽ là điểm đến xuất khẩu chính. Một lĩnh vực khác chúng tôi đang hướng đến trong chiến lược này là giảm rào sản xuất khẩu sang các nước khác, như Mỹ - nơi cá thờn bơn Nhật Bản đang ngày càng được ưa chuộng - mở rộng xuất khẩu cho tứi nay vẫn hạn chế bởi những vấn đề như sử dụng thuốc thú y chưa được phê duyệt tại Mỹ, cũng như gia tăng chi phí lắp đặt máy chỉ báo nhiệt độ theo thời gian thực (TTI) – chúng tôi sẽ làm việc với các nhà chức trách về vấn đề pháp lý đối với nhập khẩu thủy sản Nhật Bản”.
Chiến lược xúc tiến thương mại thủy sản nuôi trồng mới của Nhật Bản cũng đặt ra nhiều trọng tâm vào các nỗ lực marketing và xúc tiến thông qua cơ quan chính phủ là Trung tâm xúc tiến nước ngoài cho thực phẩm Nhật Bản (JFOODO) nhằm tăng nhu cầu đối với thủy sản Nhật Bản tại các thị trường nước ngoài. “Các thị trường nước ngoài mà JFOODO hiện đang tập trung vào tăng nhu cầu đối với các sản phẩm thủy sản nuôi trồng Nhật Bản tại Mỹ đối với các thờn bơn, tại Hong Kong và Đài Loan đối với cá tráp và cá thờn bơn, cũng như tại EU và Đông Nam Á nói chung”. Theo dữ liệu của chính phủ, Nhật Bản sản xuất khoảng 28 loại thủy sản biển (bao gồm cá, thủy sản có vỏ và tảo biển) thông qua hệ thống nuôi trồng và giá trị toàn ngành ước khoảng 506 tỷ Yên (4,6 tỷ USD).
Tăng năng suất
Mặc dù cá vẫn là trọng tâm chính trong nuôi trồng thủy sản Nhật Bản do là nguồn protein phổ biến, chính phủ Nhật Bản cũng đang tăng trọng tâm vào nuôi thủy sản có vỏ và sản xuất tảo biển – do tiềm năng lớn của ngành này nhưng nhiều yếu tố làm hạn chế năng suất. “Nuôi trồng thủy sản không sử dụng TACN không đòi hỏi nhân lực cho ăn nhưng vẫn phải gánh chịu chi phí cao ở những mảng khác như bóc vỏ hàu và sấy, bảo quản tảo”, JFA cho hay. “Điều này cho thấy vẫn chưa thể tiết kiệm tối đa lao động ở những công đoạn chưa hoàn toàn cơ giới hóa và công nghiệp hóa nên không thể tạo điều kiện cho ngành này tăng trưởng nhanh như lĩnh vực nuôi cá, ngay cả khi hoạt động mở rộng diễn ra – đây là lĩnh vực cần tăng sử dụng công nghệ. Năng suất thủy sản có vỏ và tảo phụ thuộc lớn vào môi trường xung quanh như mức độ tập trung dinh dưỡng và nhiệt độ nước, nên trong tương lai chúng ta sẽ cần cân nhắc những lựa chọn mới để tăng năng suất trong phạm vi các khu vực khai thác thủy sản giới hạn còn lại. Cần thêm nghiên cứu về tác động của các hoạt động của con người lên các vùng khai thác thủy sản. Ví dụ, tại vùng biển nội địa Seto, có những cải thiện đáng kể trong công nghệ xử lý tảo nhưng như nhiều ý kiến trong những năm gần đây, điều này gây ra tình trạng thiếu dinh dưỡng cho thủy sản có vỏ và tảo, tác động lên năng suất – công nghệ dinh dưỡng hiệu quả hơn hiện đang được phát triển”.
Theo Food Navigator Asia
Bình luận