0

Nông dân cà phê tại Việt Nam – nước sản xuất cà phê Robusta lớn nhất thế giới – đã thu hoạch khoảng 40% niên vụ cà phê năm 2022-23 tính tới đầu tháng 12 giữa những lo ngại về chất lượng hạt cà phê do mưa kéo dài, theo ông Nguyễn Nam Hải, chủ tịch Hiệp hội cà phê Việt Nam.

Mưa lớn kéo dài diễn ra tại các tỉnh sản xuất cà phê lớn là Đăk Lăk, Gia Lai và Kon Tum trong tháng này, trong khi năng lực sấy cà phê của nông dân vẫn có hạn, ông Hải cho hay khi tham dự hội nghị do Bộ NNPTNT tổ chức, với sự tham dự của các nhà sản xuất và kinh doanh cà phê. SẢn lượng cà phê dự báo giảm 10% xuống còn ước tính 1,8 triệu tấn trong niên vụ 2021-22 do nông dân tại một số khu vực cắt giảm đầu tư khi chi phí sản xuất tăng, theo thông tin từ Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam trong báo cáo mới nhất cho thấy.

Năng suất và sản lượng giảm tại các nhà vườn cũng trồng các loại cây có lợi nhuận tốt như sầu riêng và hạt tiêu do đó nông dân giảm chú ý vào chăm sóc các cây cà phê, báo cáo cho biết. Việt Nam trồng cà phê tại 20 tỉnh với tổng diện tích hơn 710.000ha, tăng 67.370ha so với năm 2015. Việt Nam đạt giá trị xuất khẩu cà phê cao kỷ lục 3,9 tỷ USD từ 1,68 triệu tấn cà phê các loại trong niên vụ 2021-22 với cà phê Robusta chiếm 89% tổng kim ngạch xuất khẩu, ông Hà cho hay.

Tiêu thụ cà phê dự báo chỉ tăng nhẹ trong vài năm tới

Trong khi đó, theo giám đốc điều hành Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) Vanusia Nogueira, tiêu dùng cà phê toàn cầu có thể chỉ tăng 1-2%/năm từ nay tới hết thập kỷ này. Bà ước tính thế giới sẽ cần thêm khoảng 25 triệu bao cà phê loại 60kg trong 8 năm tới. “Chúng tôi đang ngày càng trở nên thận trọng về các dự báo ngắn hạn”, bà Nogueira phát biểu trong hội nghị do Hiệp hội Cà phê – Cacao Việt Nam tổ chức tại Hà Nội, xét tới tất cả các vấn đề mà thế giới đang phải đối mặt hiện nay, bao gồm lạm phát cao tại châu Âu và cuộc chiến tại Ukraine. Các dự báo trước đó của ICO về tăng trưởng tiêu dùng đạt trung bình 3,3%/năm về dài hạn là quá lạc quan, bà thừa nhận.

Thị trường thế giới sẽ đạt cần bằng cung 0 cầu trong 2 – 3 năm tới, từ tình trạng thâm hụt hiện tại, bà Nogueira cho hay trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg. Thế giới cần thêm nguồn cung cả cà phê Arabica và Robusta nhưng tăng sản xuất cà phê Robusta và nhu cầu sẽ tăng, bà cho biết thêm. Các nước sản xuất cà phê Arabica truyền thống đang nỗ lực tăng sản xuất cà phê Robusta do sự ấm lên toàn cầu; trong khi các nhà rang xay đang tìm cách bổ sung cà phê Robusta có giá rẻ hơn vào công thức phối trộn. “Nếu có Robusta chất lượng cao, người tiêu dùng sẽ không cảm nhận thấy sự khác biệt lớn trong các công thức phối trộn”.

Nhiều thị trường đang tìm kiếm cà phê Robusta chất lượng cao, bà Nogueira cho biết. Việt Nam đang nỗ lực mở rộng nguồn cung Robusta chất lượng cao và đang gặt hái những kết quả tích cực. Bà Nogueira bày tỏ sự ngạc nhiên khi thử ba cốc cà phê rất ngon trong chuyến thực địa cùng với một nhóm khách quốc tế tới một quán cà phê thuộc sở hưu của công ty xuất khẩu cà phê lớn thứ hai Việt Nam là Vĩnh Hiệp. Tập đoàn không cho rằng việc Brazil tăng sản xuất cà phê Robusta sẽ đe dọa vị thế của cà phê Robusta Việt Nam trên thị trường toàn cầu do nguồn cung cà phê Robusta Brazil sẽ chủ yếu sử dụng cho ngành công nghiệp sản xuất cà phê hòa tan của nước này. Các nước sản xuất cà phê cần thúc đẩy tiêu dùn nội địa để có giá tốt hơn và mang lại lợi ích cho nền kinh tế của họ, bà Nogueira khuyến nghị.

Việt Nam ghi nhận tiêu dùng cà phê nội địa tăng 5 – 10% trong những năm tới, từ mức 300.000 tấn hiện nay, bao gồm 170.000 tấn sử dụng cho sản xuất cà phê hòa tan, theo ông Đỗ Hà Nam, phó chủ tịch Hiệp họi, cho biết. Ông Nam cũng là chủ tịch công ty xuất khẩu cà phê hàng đầu Việt Nam là tập đoàn Intimex, dự báo xuất khẩu cà phê Việt Nam niên vụ 2022-23 sẽ giảm do sản xuất nội địa giảm và tồn kho cuối kỳ trước ở mức không đáng kể.

Tổ chức Cà phê Quốc tế là tổ chức liên chính phủ của các nước xuất nhập khẩu cà phê, đại diện cho hơn 90% sản lượng cà phê toàn cầu và hơn 60% tiêu thụ cà phê thế giới.

Theo Bloomberg

Admin

Việt Nam – nhà cung cấp cà phê lớn thứ hai của EU vào năm 2023

Bài trước

Cơn khát mới của Trung Quốc thúc đẩy cạnh tranh khốc liệt trên thị trường cà phê

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao