Thủy sản

Lạm phát buộc các nhà xuất khẩu thủy sản Việt Nam xoay trục hướng về châu Á

0

Việt Nam đang tăng xuất khẩu thủy sản sang các thị trường châu Á do nhu cầu tại Mỹ và châu Âu giảm do lạm phát cao. Xuất khẩu thruy sản Việt Nam sang Trung Quốc tăng tốc trước Tết Nguyên đán và Thỏa thuận Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực đã giúp tăng xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang Nhật Bản, theo thông tin từ Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho hay.

Trong tháng 10/2022, giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đạt 907,4 triệu USD, tăng 1,8% so với cùng kỳ năm 201 và 5,2% so với tháng 9, theo số liệu hải quan mới nhất cho thấy. Giá trị xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc đạt 141 triệu USD, tăng 60,8% so với cùng kỳ năm 2021 và giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản tăng tới 32,4% trong cùng kỳ so ánh, đạt 160,6 triệu USD. Giá trị xuất khẩu thủy sản sang Thái Lan cũng tăng 35,8% trong cùng kỳ so sánh lên 29,4 triệu USD. Tuy nhiên, giá trị xuất khẩu thủy sản sang các thị trường ngoài châu Á đều giảm: giá trị xuất khẩu sang Mỹ giảm 31,7% trong cùng kỳ so sánh xuống còn 150,5 triệu USD, sang Anh giảm 10,2% xuống còn 29,4 triệu USD và sang Canada giảm 29,4% xuống còn 22 triệu USD.

Ngành tôm Việt Nam thường ghi nhận giá trị xuất khẩu cao nhất mỗi năm vào thagns 11 và tháng 12 nhưng các nhà sản xuất đang gặp khó khăn trong đảm bảo nguồn cung nguyên liệu thô giữa bối cảnh lạm phát cao và các vấn đề dịch bệnh trên tôm rất nghiêm trọng. Giá trị xuất khẩu tôm tháng 10/2022 giảm xuống mức thấp nhất trong 8 tháng và giảm 26% so với cùng kỳ năm 2021, xuống còn 313 triệu USD. Giá trị xuất khẩu sang Nhật Bản giảm 19% trong cùng kỳ so sánh, sang Hàn Quốc giảm 26%, sang Mỹ giảm 56%, và sang EU giảm 55% so với tháng 10/2021. Tuy nhiên, xuất khẩu tôm sang Trung Quốc và Hong Kong tăng lần lượt 18% và 14% trong cùng kỳ so sánh. Trung Quốc đang tăng nhập khẩu tôm từ Việt Nam trong thời gian gần đây để bù đắp sản xuất nội địa giảm do các điều kiện thời tiết bất lợi và nhiều vấn đề dịch bệnh nổi lên. Do đó, Việt Nam, Ecuador, Indonesia và Argentina đều ghi nhận kim ngạch xuất khẩu tôm sang Trung Quốc cao kỷ lục. Tăng chi phí sản xuất, thắt chặt nguồn vốn đầu tư do chính phủ Việt Nam ưu tiên kiểm soát lạm phát, sẽ khiến ngành tôm Việt Nam gặp thêm khso khăn trong tăng trưởng sản xuất và chế biến trong những tháng tới, VASEP nhận định.

Sau tôm, cá tra là mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị lớn thứ 2 của Việt Nam nhưng cũng ghi nhận suy giảm giá trị xuất khẩu trong tháng 10, chạm mức thấp nhất trong 10 tháng, đạt 159 triệu USD – giảm gần 50% so với mức cao kỷ lục theo tháng ghi nhận được là 310 triệu USD vào thagns 4/2022. Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ, EU và Anh đồng loạt giảm; tình hình tương đồng với xuất khẩu sang các nước thành viên Thỏa thuận Đối tác Toàn diện và Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) mà cá tra Việt Nam hưởng ưu đãi thuế, theo VASEP cho hay. Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ giảm gần 25% xuống còn 32 triệu USD trong tháng 10/2022, tiếp tục đà giảm bắt đầu từ tháng 4, khi Việt Nam xuất khẩu mức cao kỷ lục 81 triệu USD các sản phẩm cá tra. Tình hình xuất khẩu cá tra tháng 10/2022 sang EU biến động giữa các nước: giá trị xuất khẩu sang Bỉ giảm 25% so với cùng kỳ năm 2021 nhưng giá trị xuất khẩu sang Đức tăng tới 384%, Tây Ban Nha tăng 142%, và Hà Lan tăng 10%. Giá trị xuất khẩu cá tra Việt Nam sang các thị trường khác, bao gồm Mexico, Malaysia, Colombia, Saudi Arabia, đều giảm từ 13 – 53% về giá trị trong tháng 10/2022 so với cùng kỳ năm 2021.

Một lần nữa, Trung Quốc là thị trường ghi nhận tăng nhập khẩu cá tra Việt Nam, với thị trường Trung Quốc đại lục ghi nhận tăng 23% và Hong Kong ghi nhận tăng tới 123% trong cùng kỳ so sanh. Trong 10 tháng đầu năm 2022, Trung Quốc đại lục là thị trường xuất khẩu cá tra đơn lẻ lớn nhất của Việt Nam, với tổng giá trị xuất khẩu đạt 594 triệu USD, tăng 106% so với cùng kỳ năm 2021. Nhìn chung, trong 10 tháng đầu năm 2022, giá trị xuất khẩu cá tra của Việt Nam tăng 75% lên 2,1 tỷ USD và VASEP dự báo giá trị xuất khẩu cả năm sẽ vượt 2,5 tỷ USD, tăng 54% so với năm 2021.

Trong 10 tháng đầu năm 2022, sản lượng cá tra Việt Nam đạt 1,357 triệu tấn, tăng 14,6% so với cùng kỳ năm 2021, theo dữ liệu từ Bộ NNPTNT. Giá cá tra tại ao trong tháng 10/2022 dao động từ 29.000 – 30.500 đồng/kg, tăng từ mức 21.000 – 23.000 đồng/kg trong cùng kỳ năm 2021. Bất chấp giá tăng, hoạt động thu mua cá tra nguyên liệu từ các nhà chế biến địa phương vẫn chậm do nhu cầu thế giới yếu đi. Hơn nữa, điều kiện thời tiết bất lợi cùng với chi phí đầu vào tăng đồng loạt khiến chi phí sản xuất cá tra tăng, đồng thời giá lại không điều chỉnh để phản ánh mức tăng nói trên do nhu cầu yếu, đẩy nông dân vào thế lưỡng nan. Tháng 10/2022, giá cá tra bột giảm từ 3.000 – 5000 đồng/kg xuống còn 32.000 – 33.000 đồng/kg, theo thông tin từ Bộ NNPTNT.

Theo Seafood Source

Admin

Brazil được yêu cầu dỡ bỏ rào cản đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam

Bài trước

Vẫn còn thách thức đối với xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản