Đường

Các nhà sản xuất mía đường gặp khó khăn về nguồn cung

0

Nhiều nhà sản xuất mía đường tại Việt Nam đang đối mặt với nhiều khó khăn trong đảm bảo nguồn cung ổn định do cạnh tranh trên thị trường nội địa quá khắc nghiệt.

Công ty Đường Sóc Trăng (SOSUCO) lo ngại về khả năng chuẩn bị đủ mía đường cho niên vụ 2022-2023 sau khi một vài hợp đồng đã bị hủy trong niên vụ hiện nay. Theo tổng giám đốc Trần Ngọc Hiếu, SOSUCO đã ký thỏa thuận với các hộ gia đình trồng mía tại tỉnh Sóc Trăng của ĐBSCL để thu mua mía đường trong niên vụ 2021-2022 với diện tích thu mua lên tới gần 2.000ha. Hợp đồng quy định nông dân cam kết phải bán toàn bộ sản lượng mía đường thu hoạch cho công ty. “Nhưng khi các thương lái khác tới chào mua giá cao hơn thì các hộ gia đình lập tức phá vỡ hợp đồng”, ông Hiếu cho hay. Công ty đặt giá thu mua mía đường niên vụ 2021-2022 ở mức 1,1 triệu đồng/tấn mía đường sạch, tương đương 48 USD/tấn. Công ty cũng là bên chi trả cho chi phí thu mua mía đường từ các vùng nguyên liệu và vận chuyển tới nhà máy.

Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA) đã kiến nghị Tổng cục Hải quan Việt Nam theo dõi chặt chẽ thương mại đường và triệt phá hoạt động buôn lậu. Ngoài ra, nếu các hộ gia đình tuân thủ hợp đồng, công ty sẽ trả phí hỗ trợ khoảng 1,3 – 2,15 USD/tấn mía đường sạch. Nhưng các chính sách này đều không đủ để nông dân ngừng phá hợp đồng và bán cho thương lái khác – những người chủ yếu bán lại cho các nhà máy đường ở tỉnh Tây Ninh. “Các thương lái này sẽ tới và thu mua trung bình 500 – 600 tấn mía đường mỗi ngày từ các nông hộ phá vỡ hợp đồng đã ký với công ty”, ông Hiếu cho hay. “Đây là thời điểm khó khăn vì công ty không đủ nguyên liệu để duy trì hoạt động, đồng thời lại hứng chịu thiệt hại do không thu hồi được vốn đầu tư cho các vùng nguyên liệu”.

Tình hình tương tự xảy ra với nhiều nhà máy mía đường khác, như nhà máy An Khê tại tỉnh Gia Lai của Tây Nguyên. Công ty đã đầu tư 8,69 triệu USD để phát triển vùng nguyên liệu, bao gồm kết hợp với hộ gia đình. Tuy nhiên, trong niên vụ 2021-2022, nhiều thương lái đã thu mua mía nguyên liệu từ các nông hộ cho các nhà máy tại Kon Tum, Ayun Pa và Phú Yên.

Thống kê của công ty chứng khoán Vietcombank cho thấy nhu cầu đường trên thị trường nội địa xấp xỉ 2 triệu tấn/năm. Nguồn cung mía nguyên liệu nội địa chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu sản xuất trong nước, phần còn lại phải nhập khẩu. Tổng diện tích mía nguyên liệu niên vụ 2020 – 2021 giảm 16,27% so với niên vụ trước. Hệ quả là các nhà máy đường cả nước chỉ thu mua được 6,74 triệu tấn mía nguyên liệu, thấp hơn con số kỳ vọng ban đầu là 7,49 triệu tấn – mức sản lượng mía đường thấp nhất trong 20 năm qua.

Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam (VSSA), chỉ 25% số nhà máy đường vẫn đang hoạt động và khoảng 15% đã phải đóng cửa gần đây. Tại một số địa phương, trong năm 2022, người dân thậm chí bỏ trồng mía hoặc không trồng do không còn hiệu quả như trước, dẫn tới giảm cả năng suất và chất lượng.

Theo bà Bùi Ngọc Trúc Anh, giám đốc truyền thông của CTCP Thành Thành Công – Biên Hòa (TTC), “điều chắc chắn là các nhà sản xuất mía đường muốn xây dựng vùng nguyên liệu trong nước để chủ động sản xuất. Tuy nhiên, nguồn cung nội địa cực kỳ khan hiếm và nhu cầu lại cao nên họ buộc phải tăng nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu thị trường”. Để giải quyết thiếu hụt nguyên liệu, TTC đã phải mở rộng diện tích trồng mía đường của công ty, đồng thời tăng hợp tác với nông dân. “Công ty muốn phát triển vùng nguyên liệu ở nước ngoài, như tại Lào, Campuchia, Ấn Độ và Úc”, bà Anh cho hay. TTC hiện là công ty sản xuất đường lớn nhất tại Việt Nam, với thị phần lên tới 46%. Các vùng nguyên liệu của công ty tại Việt Nam, Lào và Campuchia có tổng diện tích 66.000ha và công ty có kế hoạch mở rộng diện tích trồng mía đường tại Lào và Úc lên 20.000ha ở mỗi nước đến năm 2025.

Cùng với những khó khăn liên quan đến thiếu hụt nguyên liệu, các nhà sản xuất mía đường cũng gặp áp lực từ đường Thái Lan bán phá giá, buôn lậu và gian lận thương mại. Trong tháng 7/2022, VSSA đã đệ trình văn bản báo cáo thiệt hại gây ra bởi đường buôn lậu. Trong năm 2021, lượng đường xuát khẩu từ Lào sang Việt Nam tăng 60 lần kể từ khi Việt Nam áp thuế chống bán phá giá lên đường Thái Lan từ tháng 6/2021. Các nhóm buôn bán đường trốn thuế bằng cách trung chuyển đường từ Thái Lan sang các nước ASEAN như Lào, Campuchia, Indonesia, Malaysia và Myanmar. “Hệ quả là trong số 25 nhà máy đang hoạt động, có tới 17 nhà máy hứng chịu thua lỗ. Hơn 3.300 người mất việc làm và hơn 100.000 hộ gia đình phải chuyển sang các cây trồng khác”, báo cáo cho hay.

Theo VIR

Admin

Nhu cầu đường của Ấn Độ tăng mạnh trong đợt nắng nóng và mùa bầu cử

Bài trước

Chính phủ yêu cầu cơ quan hải quan xử lý nghiêm buôn lậu đường

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường