0

Dự trữ cà phê của Việt Nam đang giảm – diễn biến đang gây tăng giá cà phê trên thị trường thế giới.

Dự trữ cuối kỳ tính tới hết tháng 9/2022 dự báo giảm so với cùng kỳ năm 2021, theo ước tính trên khảo sát đối với các thương nhân do Bloomberg tiến hành. Sản lượng cà phê từ Việt Nam – nước sản xuất cà phê lớn thứ 2 thế giới và là nước xuất khẩu cà phê robusta lớn nhất thế giới – dự báo giảm trong niên vụ 2022/23.

Tồn kho cạn kiệt và triển vọng sản xuất yếu diễn ra cùng lúc với tiêu dùng cà phê toàn cầu đang phục hồi sau đại dịch. Giá cà phê Robusta tham chiếu tăng tới 17% từ mức thấp nhất trong vòng 10 tháng vào giữa tháng 7/2022 do lo ngai nguồn cung từ Brazil tới châu Phi đều gặp vấn đề. Robusta được chủ yếu sử dụng bởi các nhà sản xuất cà phê hòa tan như Nestle hoặc được phối trộn với Arabica, đang có những diễn biến thị trường nổi bật. Loại cà phê này thường rẻ hơn cà phê Arabica nhưng đang có nhu cầu rất cao do mọi người tìm kiếm lựa chọn thay thế nhằm giảm thiểu tác động của lạm phát. Tại Úc, đất nước nổi tiếng bởi thói tiêu dùng cà phê sang chảnh, siêu thị Coles Group cho biết loại cà phê giá 1 đôla Úc của họ chưa bao giờ bán chạy đến thế. Đó là một sự thay đổi rõ rệt tại một quốc gia luôn tự hào về văn hóa cà phê và mọi người thường trả tới 5 đôla Úc cho một ly cà phê flat-white.

Nguồn cung cà phê tại Việt Nam giảm khi xuất khẩu tăng tới 17% lên 1,13 triệu bao trong 7 tháng đầu năm 2022 so với cùng kỳ năm 2021, theo dữ liệu hải quan. Xuất khẩu tăng chủ yếu do cải thiện nguồn cung container và tàu vận chuyển nhưng khó bền vững do tồn kho đang liên tục giảm. “Chúng tôi lo ngại về khả năng thiếu hụt nguồn cung vào đầu tháng 11, theo ông Phan Hùng Anh, giám đốc điều hành CTCP Thương mại Cà phê Quang Minh tại tỉnh miền nam Bình Dương. Những nông dân nội địa có thể đang chỉ giữ 2% tổng sản lượng hàng năm, so với mức khoảng 13% trong cùng kỳ năm 2021, ông cho hay. Thị trường cà phê toàn cầu đang đối mặt với một trong những đợt thâm hụt lớn nhất gần đây sau khi hạn hán và băng giá làm giảm sản lượng cà phê Brazil. Colombia đang chật vật khôi phục sản xuất sau khi mưa lớn gây thiệt hại cho sản xuất; trong khi Honduras, Guatemala và Nicarague đều đang cạn kiệt nguồn cung từ niên vụ 2021/22. Niên vụ tới của Costa Rica có những dấu hiệu bất lợi và hạn hán làm giảm năng suất cà phê Robusta tại Uganda.

“Rủi ro lớn”

Tồn kho cà phê Việt Nam có thể giảm sâu hơn nếu nông dân quyết định giữ cà phê với hy vọng giá sẽ tiếp tục tăng nếu thời tiết bất lợi làm chậm thu hoạch, theo bà Trần Thị Lan Anh, phó giám đốc công ty xuất khẩu cà phê Vĩnh Hiệp tại tỉnh Gia Lai, Vụ thu hoạch kéo dài từ tháng 10 tới đầu tháng 1. Tây Nguyên – khu vực sản xuất cà phê chính của Việt Nam – có thể tiếp nhận lượng mưa cao hơn trong 3 tháng kể từ tháng 10 do hình thái thời tiết La Nina, theo Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho hay.

Suy giảm tồn kho cà phê Việt Nam đẩy giá cà phê Robusta tại tỉnh Đăk Lăk – tỉnh chiếm 1/3 tổng sản lượng cà phê cả nước – ghi nhận mức cao kỷ lục 49.100 đồng/kg hồi tuần trước. Tồn kho đầu kỳ vào ngày 1/10 dự báo ở mức 200.000 tấn, so với ước tính 400.000 tấn vào cùng kỳ năm 2021, theo khảo sát. Sản lượng có thể giảm 6% xuống còn 1,72 triệu tấn trong niên vụ 2022/23, khảo suát cho thấy. Cà phê Robusta chiếm khoảng 90% tổng sản lượng cà phê Việt Nam. Giảm diện tích trồng cà phê và giá phân bón tăng có thể sẽ tác động lên sản xuất niên vụ 2022-23, theo ông Đỗ Hà Nam, chủ tịch tập đoàn Intimex, kiêm phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê và Cacao Việt Nam. Citigroup cũng hạ dự báo sản lượng cà phê Việt Nam năm 2022 – 2023 do các khảo sát cho thấy thiếu phân bón tác động tiêu cực tới quá trình ra trái của cây cà phê, kéo theo rủi ro lớn về triển vọng sản xuất cà phê Việt Nam trong niên vụ tới.

Theo Bloomberg

Admin

Nguồn cung cà phê thiếu hụt trầm trọng, giá dự báo tiếp tục tăng trong năm 2024

Bài trước

Thống kê dự trữ cà phê tại các kho của Mỹ tới cuối tháng 3/2023

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cà phê/Ca cao