0

Chỉ trong vòng 24h, thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi – nước xuất khẩu lúa mỳ lớn thứ 2 thế giới – đã cất kế hoạch “cho cả thế giới ăn” vào tủ.

Tháng 4/2022, ông Modi tuyên bố công khai rằng nền dân chủ lớn nhất thế giới sẵn sàng lấp đầy khoảng trống mà Ukraine bỏ lại trên các thị trường ngũ cốc thế giới bằng cách tăng xuất khẩu lúa mỳ, sau 5 vụ thu hoạch cao kỷ lục liên tiếp. Ấn Độ vốn chỉ xuất khẩu một phần nhỏ sản lượng lúa mỳ sản xuất nội địa và giữ lại phần lớn lúa mỳ cho tiêu dùng nội địa. Ngày 12/5, Bộ Công thương Ấn Độ cho biết đang chuẩn bị gửi các phái đoàn tới 9 nước để xuất khẩu tới 10 triệu tấn lúa mỳ trong năm tài khóa hiện nay – tăng mạnh so với niên vụ trước. Nhưng các số liệu đáng bá động tới sau đó đã thay đổi tất cả.

Đầu tiên là điều chỉnh giảm sản lượng lúa mỳ Ấn Độ vào đầu tháng 5 do một đợt nóng bất thường gây thiệt hại cho sản xuất. Sau đó, dữ liệu công bố ngày 12/5 cho thấy lạm phát tại quốc gia 1,4 tỷ dân này đã tăng lên mức cao nhất trong gần 8 năm do giá thực phẩm và nhiên liệu liên tục tăng sau cuộc chiến Ukraine. Bị rúng động bởi rủi ro lạm phát, từng lật đổ chính phủ của Đảng Quốc hội trước đó vào năm 2014, văn phòng thủ tướng Modi với sự tư vấn của Bộ Thương mại ngày 13/5 về cần “phanh” xuất khẩu lúa mỳ ngay lập tức, theo một nhà chức trách chính phủ cho hay. “Số liệu lạm phát đã lập tức khiến chính phủ Ấn Độ ban hành lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ giữa đêm”.

Các tin tức về lệnh cấm từ Ấn Độ - nước xuất khẩu lúa mỳ lớn vào thời điểm đó – đã đẩy giá lúa mỳ tương lai trên thị trường Chicago tăng 6% ngay sau khi các thị trường mở cửa giao dịch vào tuần kế tiếp. Các nhà chức trách văn phòng thủ tướng Modi lẫn Bộ Thương mại Ấn Độ không phản hồi trước các yêu cầu bình luận. Ấn Độ là một trong ít nhất 19 nước đã ban hành các hạn chế xuất khẩu thực phẩm kể từ khi cuộc chiến tại Ukraine làm tăng mạnh hàng loạt giá cả, gây thiệt hại nghiêm trọng các luồng thương mại quốc tế đối với một số nông sản và làm dấy lên những cuộc biểu tình bạo động tại một số nước đang phát triển.

Từ Delhi tới Kuala Lumpur, Buenos Aires tới Belgrade, các chính phủ liên tiếp áp đặt các lệnh hạn chế xuất khẩu vào thời điểm đại dịch COVID-19 gây ra những thiệt hại kinh tế nghiêm trọng, kết hợp với thời tiết cực đoan và các nút thắt cổ chai trong chuỗi cung ứng, dẫn tới tình trạng đói trên toàn cầu lên cao chưa từng có. Chương trình Thực phẩm Thế giới UN (WFP) cho hay trong tháng 4/2022, số người đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực – tức không thể tiêu thụ đủ thực phẩm đến mức có thể đe dọa mạng sống – đã tăng gấp đôi so với năm 2019, lên 276 triệu người tại 81 quốc gia mà chương trình này hoạt động, ngay trước khi cuộc xung đột Ukraine bắt đầu. Cuộc chiến này đã gián đoạn xuất khẩu từ Nga và Ukraine – 2 nước xuất khẩu nông sản lớn trên thế giới, chủ yếu gây thiệt hại nghiêm trọng cho khu vực cận Sahara châu Phi.

Theo các quy tắc của WTO, các thành viên có thể áp các lệnh cấm hoặc hạn chế xuất khẩu thực phẩm hoặc các sản phẩm khác trong trường hợp các nước này tạm thời cần giải tỏa tình trạng “thiếu hụt nghiêm trọng” thực phẩm. Theo Bộ trưởng Bộ Thương mại Ấn Độ Piyush Goyal cho biết ông đã liên hệ với WTO và ÌMF để giải thích rằng Ấn Độ cần ưu tiên an ninh lương thực nội địa, bình ổn giá nội địa và bảo vệ thị trường nội địa khỏi tình trạng đầu cơ tích trữ. Nhưng các hạn chế xuất khẩu khiến diễn biến tăng giá thực phẩm toàn cầu càng được củng cố - tạo ra hiệu ứng domino cho một cuộc khủng hoảng ngày càng nghiêm trọng và đẩy các nước khác vào tình thế hành động tương tự, theo bà Michele Ruta kinh tế trưởng mảng kinh tế vĩ mô, thương mại và đầu tư của World Bank Group.

Nhiều nhà kinh tế học cho rằng cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn cầu hiện nay nghiêm trọng hơn cuộc khủng hoảng năm 2008 – vốn được châm ngòi bởi hạn hán, tăng trưởng dân số toàn cầu, tăng tiêu dùng thịt tại các nền kinh tế đang phát triển lớn và tăng sử dụng nông sản để sản xuất các loại nhiên liệu sinh học. Thiếu hụt thực phẩm thời điểm đó đã châm ngòi cho hàng loạt cuộc biểu tình trên toàn cầu, đặc biệt là tại châu Phi – nơi thực phẩm chiếm tỷ trọng tương đối cao trong ngân sách hộ gia đình.

Ông Simon Evenett, giáo sư phát triển kinh tế và thương mại quốc tế tại đại học St. Gallen, cho biết các cam kết hồi năm 2008 từ các tổ chức quốc tế với các chính phủ quốc gia rằng có đủ thực phẩm lưu thông trên toàn cầu và một số nước đã quyết định hạn chế xuất khẩu. “Thời điểm này khó khăn hơn bởi chúng ta mất đi nguồn cung từ cả Ukraine và Nga”, ông Evenett cho biết thêm quy mô thu hoạch nông sản vụ hè tại các nước sản xuất thực phẩm lớn có thể giúp dự báo tình hình nửa cuối năm 2022.

Ukraine và Nga chiếm tổng cộng 28% tổng kim ngạch xuất khẩu lúa mỳ toàn cầu, 15% tổng kim ngạch xuất khẩu ngô và 75% tổng kim ngạch xuất khẩu dầu hạt hướng dương trong niên vụ 2020/21, theo dữ liệu Bộ Nông nghiệp Mỹ. Giá thực phẩm toàn cầu bình ổn ở mức cao trong 2 tháng qua khi các vụ thu hoạch tới gần. Tuy nhiên, có những dấu hiệu đáng lo ngại về hạn hán tại Mỹ có thể làm giảm sản lượng lúa mỳ vụ đông tại Mỹ trong khi sương giá, gió mạnh và mưa liên mien trong tháng này đang đe dọa sản xuất lúa mỳ tại Pháp.

Thời tiết khô tại Argentina – nước xuất khẩu lúa mỳ lớn thứ 6 thế giới – làm tạm ngừng xuống giống và kéo tụt dự báo sản lượng lúa mỳ niên vụ 2022/23. Hơn nữa, tâm lý chung trong các diễn đàn quốc tế như G20 đã trở nên kém hợp tác hơn sau nhiều năm chủ nghĩa dân túy lên ngôi và căng thẳng leo thang giữa các nước lớn, ông Evenett cho hay. “Tình hình hiện nay có nhiều vấn đề nghiêm trọng hơn năm 2008 và có vẻ rủi ro sẽ leo thang, sau đó là bất ổn chính trị. Chúng ta sẽ có 6 – 9 tháng sắp tới rất căng thẳng”.

Hiệu ứng domino

Một số nước đã thông báo các chính sách hạn chế xuất khẩu từ năm 2020 do nguồn cung thực phẩm toàn cầu suy yếu. Nhưng hiệu ứng domino chỉ thực sự bắt đầu khi Nga tấn công Ukraine vào ngày 24/2, với giá cả ngũ cốc và các loại dầu thực vật đều tăng mạnh.

Trong tháng 3/2022, Argentina tăng thuế xuất khẩu bột và dầu đậu tương, đồng thời giảm hạn ngạch xuất khẩu lúa mỳ so với năm 2021. Lệnh cấm xuất khẩu lúa mỳ của Ấn Độ và ngay sau đó là lệnh hạn chế xuất khẩu dầu cọ từ Indonesia – nước sản xuất dầu cọ lớn nhất thế giới – một nguyên liệu thiết yếu trong nấu ăn và làm bánh – từ ngày 28/4 với lý do nước này cần duy trì nguồn cung dồi dào và giá cả hợp túi tiền. Ấn Độ là nước nhập khẩu dầu cọ lớn nhất thế giới và Indonesia là một trong những nước cung cấp lớn. Ngày 20/5, Indonesia đã dỡ bỏ lệnh cấm. Sau đó, ngày 23/5, Malaysia ban lệnh cấm xuất khẩu thịt gà từ đầu tháng 6 sau khi cuộc chiến tai Ukraine khiến tình hình thiếu hụt TACN toàn cầu thêm nghiêm trọng, làm gián đoạn hoạt động sản xuất thịt gia cầm và tăng mạnh giá thịt gà – một trong những loại protein rẻ nhất.

Làn song hạn chế xuất khẩu đã tác động tới gần 1/5 lượng calories giao dịch trên toàn cầu – gần gấp đôi tác động của cuộc khủng hoảng lương thực năm 2008, theo International Food Policy Research Institute (IFPRI), có trụ sở tại Washington với mục tiêu giảm đói nghèo tại các nước đang phát triển. “Các chính sách như vậy chỉ càng đổ thêm dầu vào lửa, kích động tâm lý hoảng loạn và tích trữ ở phía người mua vào và càng đẩy giá tăng cao thêm”, theo nhà nghiên cứu IFPRI David Laborde Debucquet.

EU – gồm một số nước nhập khẩu thực phẩm lớn nhất thế giới về giá trị - đang kêu gọi các đối tác thương mại không ban ành các chính sách bảo hộ. “EU duy trì hoạt động xuất khẩu thực phẩm liên tục và mong muốn các nước khác hành động tương tự”, theo chủ tịch nghị viện EU Ursula von der Leyen.

Đảm bảo nguồn cung nội địa

Ngay từ trước cuộc chiến tranh tại Ukraine, chính phủ Argentina đã vật lộn với tình trạng lạm phát nội địa lên tới hơn 60%. Từ năm 2021, chính phủ nước này đã nỗ lực kiềm chế đà tăng giá thực phẩm nội địa, đặt ra hạn ngạch xuất khẩu ngô và lúa mỳ, bổ sung thêm lệnh cấm xuất khẩu thịt bò trước đó. Sau cuộc tấn công của Nga vào Ukraine, Argentina tiếp tục các biện pháp bổ sung, như nâng thuế xuất khẩu bột và dầu đậu tương. Argentina là nước xuất khẩu bột và dầu đậu tương lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu ngô thứ hai thế giới, đồng thời là một trong những nước xuất khẩu lúa mỳ lớn. Các lệnh hạn chế xuất khẩu có hiệu lực từ cuối năm 2021 giúp bảo vệ các nhà xay xát và tiêu dùng trong nước trong bối cảnh giá trên thị trường quốc tế tăng vọt sau cuộc xung đột tại Ukraine.

Nhưng ông Gustavo Idigoras, lãnh đạo phòng thương mại các nhà chế biến và xuất khẩu ngũ cốc Argentina, cho rằng bất chấp các lệnh hạn chế xuất khẩu và thuế bổ sung, chính phủ vẫn đang gặp khó khăn trong kiểm soát lạm phát giá thực phẩm tại nước này – vốn đã ở mức rất cao trước cuộc xung đột Ukraine. Tại khu đô thị ở Buenos Aires, giá một chiếc bánh mỳ đã tăng 69% trong 1 năm, giá thịt tăng 64%, và giá rau tăng 66%, buộc người dân phải thay đổi thực đơn và tìm kiếm các món ăn rẻ hơn.

Edith Elizabeth Plou, 39 tuổi, một nhân viên cửa hàng tại Buenos Aires, đi hàng cây số từ nhà tới Central Market để mua được thực phẩm giá rẻ hơn. “tôi làm việc 8h/ngày và tôi thường nghĩ mình nên tìm công việc thứ hai để trang trải chi phí sống”.

Theo Reuters

Admin

Các nhà xuất khẩu basmati Ấn Độ nhận yêu cầu giao hàng sớm

Bài trước

Sản lượng lúa mỳ của Ấn Độ thấp hơn 10% so với ước tính của chính phủ

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc