Đường

Ấn Độ đặt ra hạn ngạch xuất khẩu đường ở 10 triệu tấn

0

Theo một lệnh mới ban bố của chính phủ Ấn Độ, nước này đã áp lện hạn chế xuất khẩu đường lần đầu tiên trong vòng 6 năm khi đặt ra hạn ngạch xuất khẩu ở mức 10 triệu tấn để ngăn chặn giá đường nội địa tăng vọt sau khi các nhà máy đường bán ra một lượng đường cao kỷ lục ra thị trường thế giới. Chính phủ cũng yêu cầu các nhà xuất khẩu phải có giấy phép cho các lô hàng xuất khẩu trong giai đoạn từ ngày 1/6 – 31/10.

Ấn Độ là nước sản xuất đường lớn nhất thế giới và là nước xuất khẩu đường lớn thứ 2 chỉ sau Brazil. Trong tháng 3/2022, Reuters đưa tin Ấn Độ chuẩn bị hạn chế xuất khẩu đường để giữ giá đường nội địa và đảm bảo nguồn cung ổn định cho thị trường trong nước. Giá đường trắng tham chiếu trên thị trường Luân Đôn tăng hơn 1% sau quyết định của Ấn Độ. “Chính phủ lo ngại về lạm phát thực phẩm, đó là lý do vì sao nỗ lực đảm bảo đủ đường tại quốc gia đang bước vào mùa lễ hội này”, theo một nhà giao dịch tại Mumbai cho hay. Các nhà xuất khẩu cũng quyết định cho phép các nhà máy xuất khẩu 10 triệu tấn, giúp Ấn Độ bán một lượng đường lớn nhưng ở mức hợp lý trên thị trường thế giới.

Ban đầu Ấn Độ có kế hoạch hạn chế xuất khẩu đường ở mức 8 triệu tấn, nhưng chính phủ sau đó đã quyết định cho phép các nhà máy bán thêm đường ra thị trường thế giới do ước tính sản lượng tăng. Hiệp hội các nhà máy đường Ấn Độ điều chỉnh tăng dự báo sản lượng lên 35,5 triệu tấn, từ mức ước tính 31 triệu tấn trước đó. Các nhà máy đường Ấn Độ cho tới nay đã ký hợp đồng xuất khẩu 9,1 triệu tấn đường trong năm thương mại 2021/22 mà không có bất cứ khoản trợ cấp nào từ chính phủ. Trong 9 triệu tấn đã ký hợp đồng, các nhà máy đã xuất kho khoảng 8,2 triệu tấn đường.

Theo Reuters

Admin

Ấn Độ cho phép giao các lô hàng gạo trắng non-basmati bị kẹt tại cảng sau lệnh cấm

Bài trước

Ấn Độ phê duyệt xuất khẩu gạo tấm, lúa mỳ cho một số nước

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đường