Thực phẩm và Đồ uống

Vì sao giá thực phẩm liên tục tăng?

0

Giá thực phẩm toàn cầu bắt đầu tăng từ giữa năm 2020 khi các doanh nghiệp phải đóng cửa do đại dịch COVID-19, gây đứt gãy các chuỗi cung ứng. Nông dân đổ bỏ sữa và để rau quả thối trên đồng ruộng do thiếu lái xe tải chở hàng hóa tới các siêu thị, trong khi giá tăng vọt khi người tiêu dung tích trữ mạnh thực phẩm. Thiếu lao động nhập cư do các lệnh phong tỏa làm hạn chế di chuyển gây ra tác động lên sản xuất trồng trọt toàn cầu.

Tới nay, rất nhiều vấn đề đang xảy ra với các cây trồng chủ lực ở nhiều nơi trên thế giới. Brazil – nước xuất khẩu đậu tương lớn nhất thế giới – hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng trong năm 2021. Sản xuất lúa mỳ tại Trung Quốc năm 2022 ghi nhận là một trong những năm tồi tệ nhất. Lo ngại về an ninh lương thực, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch, khiến nhiều nước tăng tích trữ hàng hóa thiết yếu để ngăn chặn khả năng thiếu hụt hàng hóa trong tương lai, khiến nguồn cung trên thị trường thế giới sụt giảm.

Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine hồi cuối tháng 2 càng khiến triển vọng giá thực phẩm trở nên tăm tối hơn. Cơ quan nông lương thế giới FAO cho biết giá thực phẩm liên tục chạm mức cao kỷ lục trong tháng 2 và tháng 3. Nga và Ukraine chiếm tổng cộng gần 30% nguồn cung lúa mỳ và lúa mạch trên thị trường thế giới và 2/3 tổng nguồn cung xuất khẩu dầu hạt hướng dương cho nấu nướng. Ukraine là nước xuất khẩu ngô lớn thứ 4 thế giới. Cuộc xung đột gây thiệt hại nghiêm trọng cho cơ sở hạ tầng nông nghiệp và các cảng biển của Ukraine, có thể cản trở hoạt động sản xuất nông nghiệp của nước này trong nhiều năm. Một số khách hàng đang tránh mua các loại ngũ cốc từ Nga do các lệnh trừng phạt của phương Tây.

Indonesia cấm xuất khẩu phần lớn dầu cọ từ cuối tháng 4 để đảm bảo nguồn cung dầu ăn nội địa, khiến nguồn cung từ nước xuất khẩu dầu ăn lớn nhất thế giới này. Dầu cọ được sử dụng trong mọi thứ, từ bánh ngọt tới bơ thực vật.

Giá thực phẩm nào tăng mạnh nhất

Trong giai đoạn đại dịch, giá dầu thực vật cao đã đẩy chi phí thực phẩm nói chung tăng. Giá ngũ cốc cũng chạm mức cao kỷ lục trong tháng 3, hệ quả của suy giảm xuất khẩu ngô và lúa mỳ trong cuộc chiến Ukraine.

Giá sữa và thịt chạm mức cao kỷ lục trong tháng 4, theo thông tin từ UN FAO, phản ánh nhu cầu toàn cầu đối với protein liên tục tăng và giá TACN ở mức cao – chủ yếu là ngô và đậu tương. Ngoài ra, dịch cúm gia cầm tại châu Âu và Bắc Mỹ cũng tác động lên giá thịt gia cầm và giá trứng.

Tại Mỹ, dữ liệu lạm phát tháng 3 cho thấy chỉ số giá các loại thịt, gia cầm, cá và trứng tăng 14% so với cùng kỳ năm 2021, trong khi chỉ số giá thịt bò tăng 16%.

Khi nào giá thực phẩm sẽ hạ nhiệt?

Khó dự báo khi nào giá thực phẩm hạ nhiệt, xét tơi thực tế là sản xuất nông nghiệp phụ thuộc vào nhiều yếu tố khó dự báo như thời tiết. Tổng thư ký UN Antonio Guterres cho biết hồi đầu tháng 5 rằng vấn đề an ninh lương thực không thể được giải quyết nếu không khôi phục sản xuất nông nghiệp tại Ukraine và nguồn cung thực phẩm lẫn phân bón từ Nga ra thị trường thế giới.

WB dự báo giá lúa mỳ có thể tăng hơn 40% trong năm 2022 và giá nông sản năm 2023 sẽ giảm so với năm 2022; tuy nhiên, dự áo này phụ thuộc vào nguồn cung nông sản từ Argentina, Brazil và Mỹ - tức không có kịch bản nào chắc chắn.

Giá phân bón tăng mạnh do các nước tránh mua từ các nhà sản xuất lớn là Nga và đồng minh của nước này là Belarus, có thể khiến nông dân mất động lực sử dụng phân bón để tăng năng suất, có thể dẫn tới sản xuất suy yếu và cuộc khủng hoảng hiện nay kéo dài. Do thời tiết ấm lên, các hình thái thời tiết cực đoan trở nên phổ biến hơn – càng làm trầm trọng thêm rủi ro sản xuất.

Nước nào bị tác động mạnh nhất?

Giá thực phẩm tháng 3 chiếm tỷ trọng lớn nhất trong lạm phát tại Mỹ kể từ năm 1981 tới nay, theo Fitch Ratings, trong khi giá bán lẻ tại Anh tăng vọt trong tháng 4, với tốc độ tăng nhanh nhất trong hơn 1 thập kỷ. Nhưng người dân các nước đang phát triển là những người bị ảnh hưởng mạnh nhất bởi giá thực phẩm tăng, do tỷ trọng thu nhập dành cho thực phẩm ở các nước này ở mức cao.

Global Network Against Food Crises, mạng lưới do UN và EU thành lập, trong báo cáo thường niên cho hay cuộc tấn công của Nga vào Ukaine tạo ra rủi ro nghiêm trọng cho an ninh lương thực toàn cầu, đặc biệt tại các nước luôn đối mặt với cuộc khủng hoảng lương thực như Afghanistan, Ethiopia, Haiti, Somalia, South Sudan, Syria và Yemen. 

Theo Reuters

Admin

Bất chấp xuất khẩu mạnh, vị thế của Mỹ trên thị trường ngũ cốc thế giới vẫn suy yếu

Bài trước

Nước sản xuất đậu tương hàng đầu thế giới, Brazil có thể phải nhập khẩu đậu tương trong năm 2021

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc