Ngũ cốc

Nông sản nào có thể ngăn bùng nổ một cuộc khủng hoảng lương thực? Lúa gạo

0

Các cuộc khủng hoảng thường diễn ra trong nhiều năm. Nhưng một sự kiện bùng phát thường là khi một cuộc khủng hoảng thực sự bắt đầu. Đối với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, điểm bùng phát đó là sự sụp đổ của Lehman Brothers. Đối với cuộc khủng hoảng lương thực 2007 – 2008, sự kiện châm ngòi là việc Việt Nam áp lệnh cấm xuất khẩu gạo. Các nhà nhập khẩu hốt hoảng và chỉ trong vài ngày, giá gạo tăng gấp đôi. Các cuộc nổi loạn vì thực phẩm nhanh chóng bùng nổ sau đó từ Dakar tới Bangladesh.

Thế giới một lần nữa đang đối mặt với thời điểm quan trọng về giá thực phẩm. Cuộc tấn công của Nga vào Ukraine đã lật nhào một trong những vựa bánh mì quan trọng nhất của thế giới, đẩy chi phí lúa mỳ lên mức cao kỷ lục. Giá dầu thực vật và ngô cũng tăng mạnh. Các nước nhập khẩu thực phẩm ngày càng lo lắng. May mắn là thế giới có đủ gạo vào thời điểm này ở mức giá phải chăng,

Vựa gạo

Giá gạo tham chiếu tại châu Á tăng vọt trong năm 2007 – 2008

Lúa gạo cực kỳ quan trọng bởi là nguồn thực phẩm thiết yếu của một nửa dân số thế giới, bao gồm 1 tỷ người thiếu dinh dưỡng sống tại châu Á và Tây Phi. Các cuộc nổi loạn vì thực phẩm tồi tệ nhất trong suốt cuộc khủng hoảng năm 2007 – 2008 không phải là về giá bánh mỳ mà xoay quanh giá một bát cơm. Hiện nay, gạo lại chính là thực phẩm đang ngăn chúng ta bước vào một cuộc khủng hoảng thực phẩm toàn diện.

Thế giới không thể tránh được một đợt lạm phát thực phẩm lớn – thực trạng đau đớn cho các nước phụ thuộc vào thực phẩm nhập khẩu như Ai Cập, Thổ Nhĩ Kỳ và Indonesia. Nạn đói đang tăng lên. Ngay cả các nước phát triển cũng ghi nhận giá tại các siêu thị tăng mạnh. Theo UN FAO, giá thực phẩm đã vọt lên mức cao kỷ lục về danh nghĩa. Về giá thực điều chỉnh theo lạm phát, chỉ số giá thực phẩm FAO đã ngấp nghé mức cao kỷ lục lập ra vào năm 1974. Trong năm 2021, giá lúa mỳ tại châu Âu tăng vọt gần 65% tính theo đồng USD, giá ngô tăng gần 38% và giá dầu cọ tăng gần 55%. Trong khi đó, giá gạo tham chiếu giảm gần 20% trong cùng kỳ so sánh.

Lạm phát thực phẩm

Gạo là hàng hóa nông sản lớn duy nhất ghi nhận giảm giá trong năm 2021

Dự trữ gạo thế giới dần cạn kiệt đã đẩy thế giới vào tình trạng nguy cấp trong hơn 1 thập kỷ trước. Hàng năm từ năm 2000-01, thế giới tiêu dùng nhiều gạo hơn mức sản lượng sản xuất ra do thời tiết tiêu cực gây thiệt hại cho mùa màng. Đến năm 2006 – 2007, tồn kho gạo thế giới đã giảm xuống mức thấp nhất trong 20 năm. Không có tồn kho dồi dào, câu hỏi chỉ còn là khi nào chứ không phải liệu rằng giá gạo sẽ tăng.

Ngày nay, thế giới đang ở trạng thái tốt hơn nhiều khi các chính phủ châu Á đã học được bài học của đợt tăng giá phi mã trước đây và dành 1,5 thập kỷ vừa qua để củng cố sản xuất lúa gạo nội địa. Sản lượng lúa gạo toàn cầu vượt nhu cầu hàng năm trong tất cả năm từ 2007 tới nay, dẫn tới tăng mạnh tồn kho gạo thế giới. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ, tồn kho gạo toàn cầu sẽ tăng trong niên vụ 2021 – 2022 lên mức cao kỷ lục 190,5 triệu tấn, tăng hơn 150% so với mức 75,4 triệu tấn vào thời điểm trước cuộc khủng hoảng trước.

Dự trữ dồi dào

Tồn kho gạo toàn cầu giảm mạnh trước cuộc khủng hoảng 2007-08, chạm mức thấp nhất trong 20 năm, tăng mạnh kể từ sau đó

Gạo là loại hàng hóa nông sản giao dịch nhỏ - nên những thay đổi nhỏ trong xuất nhập khẩu đều tác động lớn lên giá. Sảnlượng lúa trong niên vụ trước là 509,6 triệu tấn, trong khi tổng lượng giao dịch toàn cầu chỉ là 9,9% tổng sản lượng, tương đương khoảng 50,6 triệu tấn. Ngược lại, hơn 25% sản lượng lúa mỳ thế giới được giao dịch quốc tế trong năm 2021.

Khi Việt Nam – thường là nước xuất khẩu gạo lớn thứ 2 thế giới – áp lệnh cấm xuất khẩu vào năm 2008, các nước khác bao gồm Ấn Độ, Trung Quốc và Campuchia nhanh chóng theo sau, khiến toàn bộ thị trường đóng băng. Cơn hoảng loạn kéo theo ngay sau đó: trong 4 tháng, Philippines mua lượng gạo tương đương mức nhập khẩu cả năm. Nhập khẩu gạo của Saudi tăng vọt 90% do nước này tăng cường kho dự trữ. Kết quả là đợt tăng giá gạo kịch tính nhất trong lịch sử đã diễn ra, khi giá tăng từ khoảng 480 USD/tấn lên khoảng 1.100 USD/tấn chỉ trong 8 tuần. Hiện nay, giá gạo quốc tế ở mức khoảng 405 USD/tấn, giảm từ mức 410 USD/tấn trước khi Nga tấn công Ukraine khoảng 1 tháng trước. Nếu thế giới tránh được tình trạng khẩn cấp toàn diện về thực phảm, giá gạo cần duy trì ở mức này.

Tồn kho gạo dồi dào trên thế giới là điềm lành nhưng 3 yếu tố vẫn có thể đẩy giá gạo tăng. Đầu tiên là yếu tố vượt mọi kiểm soát: thời tiết xấu, đặc biệt là nếu mùa mưa tại châu Á tồi tệ. Cho tới nay, các dự báo ban đầu cho thấy mùa mua năm 2022 tại Ấn Độ diễn biến bình thường. Các nhà làm chính sách có thể chi phối 2 yếu tố còn lại: họ cần hỗ trợ nông dân châu Á sản xuất trong bối cảnh giá nhiên liệu và giá phân bón cao kỷ lục – đồng nghĩa với các khoản hỗ trợ mà các ngân hàng phát triển có thể và nên hỗ trợ. Yếu tố còn lại là họ cần giữ cho thị trường ận hành. Nếu các nhà xuất khẩu gạo lớn, ngoài Ấn Độ và Việt Nam, hạn chế xuất khẩu gạo trong năm 2022 thì có thể châm ngòi cho một cơnhoảng loạn. Chính phủ Ấn Độ và Việt Nam cần tránh kịch bản này.

Theo Bloomberg

Admin

Giá gạo tại Nhật Bản đạt mức cao nhất trong 11 năm

Bài trước

​​​​​​​Tồn kho gạo của Nhật Bản đạt mức thấp kỷ lục

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc