Việt Nam đề nghị Ý điều tra lô hàng xuất khẩu điều bị lừa đảo
Các nhà chức trách Việt Nam đã đề xuất các cơ quan liên quan của Ý tiến hành điều tra nhanh vụ việc lừa đảo liên quan tới 100 container hạt điều Việt Nam xuất khẩu sang Ý. Các doanh nghiệp Việt Nam đứng trước nguy cơ mất hàng trăm triệu USD trong vụ việc lừa đảo này mà họ vẫn chưa nhận được bất cứ khoản thanh toán nào như đã thỏa thuận để giao 100 container hạt điều sang Ý.
5 doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu hạt điều trước đó đã ký các hợp đồng với một số khách hàng Ý để xuất khẩu hạt điều sang Ý thông qua một nhà môi giới là Kim Hạnh Việt. Các nhà xuất khẩu đã đồng ý phương thức thanh toán quốc tế D/P (thanh toán khi xuất trình chứng từ) với 5 ngân hàng khác nhau tại Việt Nam, sau đó sử dụng dịch vụ vận chuyển nhanh của hãng giao nhận DHL. Tuy nhiên, họ đã hoàn toàn mất kiểm soát lô hàng sau khi phát hiện tất cả các chứng từ gốc của một số lô hàng đáng nhẽ tới điểm đến nhưng lại thất lạc.
Các doanh nghiệp Việt Nam nhận thấy các dấu hiệu lừa đảo và ngay lập tức ngừng giao hàng từ Việt Nam, đồng thời can thiệp để giữ lại các lô hàng đang trung chuyển tại Singapore. Tính tới ngày 15/3, chứng từ của 36 container trị giá 162 tỷ đồng đã bị thất lạc. Trong đó, 8 container tã tới cảng Genoa của Ý và số container còn lại dự kiến tới cảng này vào cuối tháng 3 và đầu tháng 4
Thủ tướng Việt Nam đã chỉ đạo các bộ ba ngành khẩn trương hợp tác với Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) để đánh giá và xác minh trường hợp này, nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp và người dân liên quan, đảm bảo lợi ích cho họ. Sau khi nhận được thông báo từ Vinacas về nghi vấn lừa đảo. Bộ Ngoại giao đã chỉ đạo Đại sứ quán Việt Nam tại Ý liên hệ với các chủ tàu vận chuyển các lô hạt điều này. Đại sứ quán đã gửi các nhà chức trách tới các thành phố Genoa và Napoli của Ý để xác minh thông tin.
Theo người phát ngôn của Bộ Ngoại giao, bà Lê Thị Phương Hằng, Đại sứ quán đã gửi công hàm tới Bộ Ngoại giao Ý, Bộ Phát triển Kinh tế, Bộ Cảnh sát, Bộ Kinh tế và Tài chính cùng các cơ quan liên quan, yêu càu nhanh chóng điều tra vụ việc và có các biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các doanh nghiệp Việt Nam. Đại sứ quán và Văn phòng Thương mại Việt Nam tại Ý đã có các cuộc gặp với các doanh nghiệp liên quan và Vinacas để thảo luận các giải pháp cụ thể. Họ đề xuất các nhà xuất khẩu liên hệ với tòa án kinh tế quốc tế và Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam để yêu cầu họ can thiệp, ngừng giao hàng tới những người mua đáng ngờ nhằm tối thiểu hóa thiệt hại.
Theo VOV
Bình luận