0

Do thu nhập tại Việt Nam tăng, công ty sữa lớn nhất Việt Nam đang đặt cược rằng người tiêu dùng sẽ chi trả nhiều hơn cho các sản phẩm thịt. Vinamilk sẽ nuôi bò thịt cho thịt chất lượng cao trong một liên doanh thành lập năm 2021 với công ty Nhật Bản Sojitz. Việt Nam tiêu thụ khoảng 650.000 tấn hàng năm, trong đó nhập khẩu khoảng 200.000 tấn. Thịt bò cao cấp chủ yếu được nhập khẩu từ Mỹ hoặc Úc. Nhưng thị trường Việt Nam đang dần tiếp cận với bước ngoặt khi GDP trên đầu người vượt xa 3.000 USD.

Tháng 12/2021, Vinamilk đã bắt đầu bán thịt bò Nhật Bản tại các siêu thị của thành phố Hồ Chí Minh trước khi triển khai dự án đầu tư nói trên. Nguồn thịt bò này chủ yếu nhập khẩu từ đảo phía bắc Nhật Bản là Hokkaido, với thương hiệu Yuki Beef, và bao bì ghi rõ nguồn gốc Nhật Bản cùng với tag giá lớn hơn thông thường. Tại Việt Nam, từ thịt thường làm người ta liên tưởng tới thịt lợn. Một siêu thị tại Hà Nội bán thịt lợn với giá khoảng 150.000 đồng/kg, so với mức giá khoảng 120.000 đồng/kg đối với thịt gà. Một túi thịt bò Yuki Beef 250gr được bán với mức giá khoảng 150.000 – 450.000 đồng. Thịt bò Nhật Bản vốn đã có bộ phận người tiêu dùng Việt Nam yêu thích. “Thịt bò Nhật mềm và ngon hơn thịt bò Việt Nam hoặc các loại thịt bò nhập khẩu khác”, theo một người mua sắm tại thành phố Hồ Chí Minh. “Một khi đã mua thì bạn sẽ không thể ngừng mua tiếp”.

Vinamilk và Sojitz sẽ chế biến thịt bò chất lượng Nhật Bản tại một nhà máy tại tỉnh Vĩnh Phúc. Khoản đầu tư này dự kiến lên tới 500 triệu USD. Mục tiêu là chế biến 30.000 con bò hàng năm, với sản lượng thịt đạt gần 10.000 tấn. Việc xây dựng nhà máy chế biến này sẽ bắt đầu trong năm 2022 và bắt đầu có sản phẩm trên thị trường từ mùa xuân năm 2023. “Chúng tôi sẽ sử dụng công nghệ sản xuất tiên tiến của Nhật Bản để sản xuất thịt bò chấtlượng cao ở mức giá hợp lý”, theo lãnh đạo Vinamilk Trịnh Quốc Dũng cho hay.

Nổi tiếng với các sản phẩm sữa sản xuất tại Việt Nam, Vinamilk hiện nuôi khoảng 130.000 con bò sữa trên 13 trang trại vận hành trực tiếp hoặc ủy quyền trên cả nước. Nhưng công ty đang chậm biến nguồn gia súc này thành nguồn doanh thu. Việt Nam có dân số khoảng 100 triệu người, với độ tuổi trung bình là 31 tức tương đối trẻ và nhiều hộ gia đình có hai nguồn thu nhập. Thị trường Việt Nam đang trên đà phục hồi hậu COVID-19 và Vinamilk kỳ vọng tăng trưởng thị trường sẽ mạnh hơn nhờ thu nhập tăng. Ngày càng nhiều nhà hàng đang phục vụ bít tết bò cao cấp và thịt nướng yakiniku. Nhưng các đối thủ cạnh tranh cũng đang tiến vào thị trường. Nhà sản xuất điện tử Asanzo năm 2021 tuyên bố sẽ đặt chân vào lĩnh vực kinh doanh thịt bò. Công ty đã đầu tư chuồng trại để nuôi 25.000 con bò.

Dù vậy, dịch bệnh vẫn là một rủi ro lớn. Đợt bùng phát dịch tả lợn từ năm 2019 tại Việt Nam buộc phải tiêu hủy rất nhiều lợn, gây ra thiệt hại kinh tế nghiêm trọng cho các nhà sản xuất thịt lợn. Trong mảng kinh doanh thịt bò của Vinamilk, Sojitz sẽ thu thập các nguồn lực quốc tế để lo liệu nguồn cung TACN và tạo ra hệ thống để truy xuất gia súc.

Theo Nikkei Asia Review

Admin

Vinamilk bắt tay với Sojitz để chế biến – kinh doanh thịt bò

Bài trước

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt