Rau quả

Nghệ thuật buôn bán biên mậu với Trung Quốc

0

Xuất khẩu mít sang Trung Quốc mang về 124 triệu USD/năm. Tuy nhiên, trò chơi mang tên xuất nhập khẩu này nằm trong tay 5 nhà xuất khẩu cá nhân / tổ chức từ Việt Nam và 3 nhà nhập khẩu Trung Quốc.

Một số cửa khẩu tại Quảng Ninh và Lào Cai đã mở cửa lại cho thông quan, mặc dù lượng hàng hóa được thông quan vẫn nhỏ giọt. Trong khi đó, các xe tải vận chuyển nông sản vẫn tắc nghẽn tại cửa khẩu Lạng Sơn. Các nhà chức trách tỉnh Lạng Sơn đã gửi văn bản tới các địa phương khuyến nghị ngừng vận chuyển hàng hóa bằng xe tải do tình trạng quá tải tại các cửa khẩu. Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chiến lược “zero COVID” và tăng cường các biện pháp kiểm tra COVID-19 tại các địa phương có cửa khẩu nên xuất khẩu vào thời điểm này diễn ra rất khó khăn.

Đây là nút thắt nghiêm trọng nhất cho tới nay, đã kéo dài từ tháng 11/2021. Trong những ngày cao điểm, có tới 6.000 xe tải xếp hàng tại các cửa khẩu của Quảng Ninh và Lạng Sơn. Do dưa hấu, mít, thanh long và xoài không thể thông quan, các chủ hàng phải đàm phán để phân phối trái cây trên thị trường nội địa, với mức giá chỉ vài ngàn đồng một kg. Các bộ ngành phải kêu gọi các công ty chế biến và các nhà bán lẻ hỗ trợ tiêu thụ nông sản để giảm bớt thiệt hại cho nông dân. Kịch bản tương tự và các chiến dịch giải cứu nông sản lặp lại hầu như hàng năm. Nông dân và các nhà xuất khẩu phải nếm trái đắng thường xuyên, phụ thuộc vào chính sách của phía Trung Quốc.

Các chuyên gia chỉ ra rằng việc chuyển dịch từ thương mại biên mậu sang xuatá khẩu chính ngạch là giải pháp triệt để cho vấn đề này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc vẫn lựa chọn buôn bán trái cây qua các cửa khẩu mặc dù đã nhận thức được rủi ro. Ông Nguyễn Lâm Viên, tổng giám đốc Vinamit, chuyên chế biến trái cây sấy khô, cho biết khó chuyển dịch từ tiểu ngạch sang chính ngạch chịu thuế. Năm 2021, Việt Nam xuất khẩu 124 triệu USD mít sang Trung Quốc. Khoảng 113 nhà xuất khẩu Việt Nam và 110 nhà nhập khẩu Trung Quốc tham gia vào quá trình xuất nhập khẩu này/ Tuy nhiên, hoạt động thương mại thực chất được kiểm soát bởi 5 cá nhân/tổ chức doanh nghiệp Việt Nam, cụ thể là 4 cá nhân và 1 doanh nghiệp, cùng 3 cá nhân Trung Quốc. Phần lớn đều là cá nhân. Do đó, xuất khẩu tiểu ngạch là cuộc chơi riêng của các thương nhân Việt Nam và Trung Quốc. Một bên khong thể có thông tin nếu không liên hệ với các thương nhân này. Tình hình này không chỉ xảy ra với xuất khẩu mít mà còn với các loại trái cây khác. Ông Viên cho rằng các địa phương nên xây dựng các trung tâm chịu trách nhiệm nhận và truyền tiếp thông tin tại các khu vực sản xuất.

Nông dân Việt Nam sản xuất trái cây và bán cho các thương nhân tại các điểm thu mua. Từ các điểm thu mua này, trái cây được bán cho các thương nhân ở cửa khẩu. Nếu họ không thể bán cho các thương nhân cửa khẩu thì không còn nơi nào để bán. Trong nhiều năm, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn theo cách này, mặc dù họ hiểu các vấn đề của việc xuất khẩu sản phẩm qua cửa khẩu. “Đây là cuộc chơi của các doanh nhân Trung Quốc. Họ không tìm kiếm các doanh nghiệp Việt Nam mà làm việc thông qua các cá nhân nên rất khó để xuất khẩu chính ngạch”, ông Viên cho hay.

Nông dân Việt Nam ưa xuất khẩu qua biên giới do họ không phải trả thuế GTGT. Nếu xuất khẩu qua kênh chính ngạch thì sẽ phải trả thuế GTGT 7%. Do đó, các sản phẩm xuất khẩu qua kênh chính ngạch kém cạnh tranh hơn so với kênh tiểu ngạch trên thị trường Trung Quốc. Chỉ khi Trung Quốc hoàn toàn đóng biên thì tất cả các nhà xuất khẩu Việt Nam sẽ chuyển sang xuất khẩu chính ngạch. Để giảm thiểu rủi ro, ông Viên đề xuất các địa phương đầu tư tăng năng lực sơ chế và chế biế. Ông cũng cho rằng thông tin thị trường rất quan trọng nên cần có các trung tâm nhận và phân phối thông tin tới các vùng trồng, giúp kiểm soát các vùng trồng và thị trường.

Một báo cáo công bố từ cơ quan hải quan Lạng Sơn cho thấy một tỷ lệ nhỏ nông sản được xuất khẩu theo kênh chính ngạch, chỉ chiếm 3% kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc qua các cửa khẩu trong nhiều năm qua. Trung Quốc áp dụng chính sách biên mậu, với mức miễn thuế cho các cư dân vùng biên nhập khẩu nông sản Việt Nam lên tới 8.000 NDT, tương đương 28,7 triệu đồng hàng ngày. Do đó, cả người dân và doanh nghiệp Việt Nam đều nghiêng về thương mại tiểu ngạch. Họ nhập khẩu các lô nông sản qua biên giới, thu gom các lô nhỏ để tạo thành các lô lớn rồi vận chuyển tới các địa phương khác nhau tại Trung Quốc để tiêu thụ.

Theo Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm 2021 đạt 1,75 tỷ USD, tăng 3,6% so với cùng kỳ năm 2020, chiếm 56% thị phần. Thị trường 1,4 tỷ dân này dự báo tiếp tục dẫn đầu top 10 thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Theo VNS

Admin

Nước mía cô đặc đông lạnh Việt Nam được cấp bằng sáng chế tại Mỹ

Bài trước

Nhà máy chế biến sầu riêng đầu tiên của Trung Quốc chuẩn bị đi vào hoạt động vào tháng 6

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Rau quả