Tin vắn ngành nông nghiệp Việt Nam ngày 6/1
Sản lượng lúa Việt Nam tăng 1,1 triệu tấn trong năm 2021
Theo Bộ NNPTNT, trong năm 2021, sản lượng lúa của Việt Nam đạt 43,86 triệu tấn, tăng 1,1 triệu tấn so với năm 2020. Mặc dù diện tích trồng lúa giảm khoảng 39.700ha, năng suất tăng gần 1,9 tạ/ha so với năm 2020. Sử dụng giống lúa chất lượng cao trong nông nghiệp tăng mạnh 77%, góp phần tăng tỷ trọng gạo chất lượng cao trong xuất khẩu lên hơn 89%, giúp đưa giá xuất khẩu gạo trung bình lên 503 USD/tấn trong năm 2021, từ mức 496 USD/tấn trong năm 2020. Giá trị xuất khẩu gạo của Việt Nam ước đạt 3,27 tỷ USD trong năm 2021. Ngành nông nghiệp Việt Nam đặt mục tiêu sản xuất 48,3 triệu tấn ngũ cốc thực phẩm trong năm 2022, bao gồm 43 – 43,9 triệu tấn lúa.
Mỹ cho phép nhập khẩu bưởi Việt Nam
Bưởi Việt Nam đã được bật đèn xanh từ phía Mỹ để chính thức đặt chân vào thị trường Mỹ trong vòng 60 ngày, theo thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam. Ông cũng cho biết các nhà chức trách Mỹ cũng sẽ cân nhắc mở cửa cho các sản phẩm dừa từ Việt Nam. Ông Nam đề xuất các doanh nghiệp muốn xuất khẩu bưởi sang Mỹ nên hợp tác với các cơ quan kiểm dịch thực vật của Việt am để hoàn thành các thủ tục cần thiết để sớm xuất khẩu bưởi sang thị trường Mỹ. Theo Cục Trồng trọt thuộc Bộ NNPTNT, Việt Nam có diện tích trồng bưởi khoảng 105.400ha, với sản lượng đạt gần 950.000 tấn. Từ nay tới quý 1/2022, Việt Nam sẽ thu hoạch khoảng 140.000 tấn bưởi.
Trung Quốc vẫn là nước tiêu thụ nông sản lớn nhất của Việt Nam
Bộ NNPTNT cho biết trong 11 tháng đầu năm 2021, tổng giá trị xuất nhập khẩu nông lâm thủy sản giữa hai nước đạt hơn 11,3 tỷ USD, tăng 19,5% so với cùng kỳ năm 2020. Trong đó, xuất khẩu đạt 8,47 tỷ USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2020. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, giá trị xuất khẩu các nông sản chính đồng loạt tăng trong cùng kỳ so sánh. Giá trị xuất khẩu gạo tăng 14,6% lên 494,7 triệu USD, hạt điều tăng 24,8% lên 563,1 triệu USD, cà phê tăng 40,7% lên 113,7 triệu USD và cao su tăng 263% lên 1,96 tỷ USD. Ngoài ra, xuất khẩu thủy sản giảm tới 21,6% trong cùng kỳ so sánh xuống còn 862,8 triệu USD; xuất khẩu mây tre đan, thảm giảm 23,1% xuống còn 7,8 triệu USD.
Xuất khẩu lúa Campuchia sang Việt Nam tăng 75% trong năm 2021
Trong 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông sản Campuchia sang Việt Nam tiếp tục tăng, với 3,1 triệu tấn lúa đã được xuất khẩu sang Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2021, tăng hơn 75% so với cùng kỳ năm 2020. Theo báo cáo từ Văn phòng Thương mại Campuchia tại Việt Nam, cùng với lúa, các nông sản khác xuất khẩu sang Việt Nam cũng tăng từ 20 – 400% trong cùng kỳ so sánh. Cùng với đó, Campuchia đã xuất khẩu 7,98 triệu tấn nông sản trong năm 2021, tới 68 thị trường quốc tế, tăng 63,8% so với năm 2020. Đây là kết quả ấn tượng trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp và các doanh nghiệp xuất khẩu chịu hàn loạt tác động tiêu cực của COVID-19 trên phạm vi toàn cầu. Báo cáo sơ bộ cho thấy tổng giá trị xuất khẩu nông sản Campuchia trong năm 2021 đạt xấp xỉ 5 tỷ USD.
Tập đoàn Lộc Trời xuất khẩu hơn 4.000 tấn gạo sang châu Âu
Tập đoàn Lộc Trời (LTG) thông báo đã hoàn thành xuất khẩu lô gạo đầu tiên sang châu Âu, bao gồm 4.170 tấn gạo jasmine và gạo trắng. Đây cũng là lô gạo đầu tiên giao theo phương thức vận chuyển hàng rời để tiết kiệm chi phí vận chuyển giữa bối cảnh đại dịch. LTG hiện là doanh nghiệp nông nghiệp duy nhất có năng lực trồng lúa trên quy mô lớn, ít nhất 1.000ha, thông qua các HTX dưới sự hướng dẫn của các kỹ sư nông nghiệp và quy trình canh tác tối ưu từ lựa chọn giống tới thu hoạch và vận chuyển, đảm bảo cung cấp 1 triệu tấn gạo cho thị trường mỗi năm. Năm 2021, LTG đã xuất khẩu hơn 80.000 tấn gạo sang EU, Anh, châu Phi, Úc, Trung Đông và châu Á, thu về hơn 1.000 tỷ đồng (43,47 triệu USD), tương đương 24% tổng doanh thu của tập đoàn.
Thêm 1.600 doanh nghiệp tham gia ngành nông nghiệp trong năm 2021
Tổng cộng 1.640 doanh nghiệp nông nghiệp mới thành lập và nối lại hoạt động trong năm 2021, nâng tổng số doanh nghiệp hoạt động trong ngành lên hơn 14.400, theo thông tin từ Bộ NNPTNT. Bộ NNPTNT cho hay các doanh nghiệp nông nghiệp đang tăng trưởng mạnh mẽ tại Việt Nam, trở thành cốt lõi của chuỗi giá trị nông nghiệp. Có hàng loạt các tập đoàn lớn mở rộng sang nông nghiệp công nghẹ cao, như Nafoods, TH, Dabaco Vietnam, Masan, Lavifood, Doveco, và CTCP Thương mại và Đầu tư Biển Đông. Năm 2021, 1.250 HTX nông nghiệp mới được thành lập. Việt Nam hiện cso 19.100 HTX nông nghiệp, 78 liên minh HTX, hơn 30.000 tổ hợp tác; và gần 19.700 trang trại. Việt Nam cũng có 12 khu nông nghiệp công nghệ cao; và 51 doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ cao, 23 trong số này được Bộ NNPTNT công nhận.
Việt Nam tiếp tục thống trị xuất khẩu hạt tiêu toàn cầu, bất chấp COVID-19
Việt Nam thu về xấp xỉ 950 triệu USD từ xuất khẩu 260.000 tấn hạt tiêu trong năm 2021, trở thành nước xuất khẩu hạt tiêu lớn nhất thế giới, bất chấp đối mặt với nhiều thách thức liên quan đến đại dịch COVID-19,theo dữ liệu từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) cung cấp. Bất chấp suy giảm 25% sản lượng hạt tiêu, Việt Nam tiếp tục duy trì vị thế thống trị trong ngành hạt tiêu toàn cầu, chiếm hơn 60% xuất khẩu hạt tiêu thế giới. Trong 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam đạt 245.975 tấn, trị giá 867,2 triệu USD, giảm 7% vè lượng nhưng tăng 43,8% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Mỹ tiếp tục là thị trường nhập khẩu hạt tiêu Việt Nam lớn nhất trên thế giới, đạt 55.602 tấn trong 11 tháng đầu năm 2021, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2020, theo sau là Trung Quốc, Ấn Độ, Pakistan, Ai Cập, Đức, Hà Lan, Anh, Pháp, Nga, Tây Ban Nha và Canada.
Việt Nam đạt mục tiêu kỷ lục trong xuất khẩu nông lâm thủy sản trong năm 2022
Trong năm 2021, giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản đạt mức cao kỷ lục 48,6 tỷ USD, cao hơn nhiều so với mục tiêu 42 tỷ USD do chính phủ đặt ra. Trong cơ cấu giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản, đã tăng tới 14,9% so với năm 2020, các nông sản chính chiếm hơn 21,5 tỷ USD, trong khi số liệu cho ngành lâm nghiệp và thủy sản lần lượt là 16 tỷ USD và 8,9 tỷ USD. 6 nhóm hàng hóa, bao gồm đồ gỗ, rau quả, tôm, cao su, hạt điều và gạo có doanh thu xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Trong năm 2021, giá trị gia tăng của ngành nông nghiệp tăng 2,85 – 2,9%, trong khi độ bao phủ rừng tăng vọt lên 42%.
Theo VNS
Bình luận