0

Sản xuất lúa gạo là một trong những nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất trong nông nghiệp và làm thế nào để giảm phát thải, đồng thời vẫn đảm bảo an ninh lương thực và tăng thu nhập cho nông dân tại ĐBSCL là một thế lưỡng nan cho ngành này.

Vùng trồng lúa chính tại ĐBSCL có diện tích khoảng 3,9 – 4 triệu ha, sản lượng lúa đạt 23,8 – 24 triệu tấn hàng năm, chiếm hơn 50% tổng diện tích và sản lượng lúa tại Việt Nam. Các kỹ thuật canh tác hiện nay có thể giúp tăng năng suất và sản lượng nhưng dẫn tới tăng phát thải khí nhà kính.

Chủ tịch Hiệp hội Công nghệ cao thành phố Hồ Chí Minh Đào Hà Trung cho biết ĐBSCL được giao nhiệm vụ giúp đảm bảo an ninh lương thực nhưng trồng lúa phát thải phần lớn khí nhà kính trong nông nghiệp. Ông Lê Thanh Tùng, cục phó Cục Trồng trọt tại Bộ NNPTNT cho biết Việt Nam đã cam kết giảm phát thải khí nhà kính với cộng đồng quốc tế nhưng vẫn còn nhiều trở ngại và thách thức trong thực hiện cam kết này.

Các địa phương hiện vẫn tập trung thúc đẩy năng suất lúa và sản lượng để đạt tăng trưởng GDP cao, các mục tiêu kinh tế khác và đảm bảo an ninh lương thực. Xét tới khía cạnh này, họ không thể cùng lúc thực hiện các mục tiêu an ninh lương thực, phát triển kinh tế và các mục tiêu an sinh xã hội như giảm phát thải khí nhà kính. Ngoài ra, sản xuất lúa phát thải cartbon thấp có chi phí cao nên nông dân e dè trong ứng dụng kỹ thuật canh tác này, ông nhấn mạnh. Ông Trung cho rằng ngoài tăng cường tuyên truyền về các tác động của biến đổi khí hậu, các cơ quan chức năng cần thay đổi các chính sách và cơ chế cắt giảm phát thải khí nhà kính như ứng dụng công nghệ vào sản xuất và quản lý, thay vì chỉ cung cấp hỗ trợ tài chính cho các biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu.

Chống biến đổi khí hậu và giảm phát thải khí nhà kính là nhiệm vụ thiết yếu, theo đó phải đặt trọng tâm vào con người, ông cho biết thêm rằng nếu không có những lợi ích vững chắc, rất khó để thuyết phục nông dân tham gia và sản xuất phát thải carbon thấp. Do đó, cần tăng thu nhập cho nông dân trồng lúa thực hành canh tác phát thải carbon thấp thông qua áp dụng quản lý chuỗi sản xuất để kiểm soát mỗi bước trong chuỗi này, ông Trung nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Văn Toàn từ viện nghiên cứu nông nghiệp và kế hoạch nông thôn cho biết để giảm khoảng 10% phát thải khí nhà kính tới năm 2030, cần tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức cho nông dân về vấn đề này. Bên cạnh đó, do nông dân là những người trực tiếp sản xuất ra lúa gạo nên họ cần có những biện pháp để giảm phát thải như biến rơm rạ thành các nguồn lợi thay vì đốt Khoảng 42 – 45 triệu tấn rơm rạ cần xử lý tại Việt Nam hàng năm. Nếu rơm rạ được dùng cho nhiều mục đích khác trong chuỗi giá trị thì sẽ giúp giảm phát thải khí nhà kính. Ví dụ, rơm rạ trộn với một số chất nhất định có thể ủ thành phân bón, tiết kiẹm khoảng 3500 tỷ đồng (hơn 152 triệu USD) – một lợi nhuận đáng kể cho nông dân.

Theo VNA

Admin

Văn bản Chính sách số 1 ưu tiên phát triển nông thôn và an ninh lương thực trong năm 2024

Bài trước

Chính phủ Ấn Độ không xem xét đề xuất dỡ bỏ hạn chế xuất khẩu lúa mì, gạo và đường

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc