Thực phẩm và Đồ uống

Tin vắn ngành nông nghiệp ngày 30/12

0

Việt Nam có 320 mã sản phẩm thực phẩm được cấp phép xuất khẩu sang Trung Quốc

Các doanh nghiệp Việt Nam hiện có 320 mã nông sản và thực phẩm được cấp phép xuất khẩu sang Trung Quốc tính tới 11h sáng ngày 24/12, theo Cơ quan thông báo và điểm hỏi đáp về vệ sinh kiểm dịch thực vật Việt Nam (SPS Việt Nam). SPS Việt Nam cho biết Tổng cục Hải quan Trung Quốc hiện vẫn đang cập nhật danh sách mã và các doanh nghiệp đã được cấp phép tại địa chỉ https://ciferquery.singlewindow.cn/, nên các doanh nghiệp có thể kiểm tra thông tin trên website này, đồng thời cho biết thêm các nhà xuất khẩu thực phẩm vẫn chưa nộp hồ sơ, có thể nộp tới các cơ quan chức trách Trung Quốc hoặc gửi tới website http://cifer.singlewindow.vn/ và http://singlewindow.cn/.

Xuất khẩu thủy sản dự báo đạt gần 8,9 tỷ USD trong năm 2021

Trong năm 2021, xuất khẩu thủy sản Việt Nam ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020, theo ông Nguyễn Quang Hùng, cục phó Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NNPTNT cho hay. Nhu cầu nhập khẩu tôm tiếp tục tăng trong năm 2021, đáng chú ý là trên các thị trường chính như châu Âu, Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc. Các hiệp định thương mại tự do giúp đảm bảo tính ổn định trong sản xuất và chế biến tôm Việt Nam, góp phần vào tăng trưởng của ngành này. Nhiều nhà xuất khẩu Việt Nam được phép xuất khẩu cá tra sang thị trường Mỹ. Thêm nhiều doanh nghiệp được cấp chứng nhận cho các sản phẩm xuất khẩu sang các thị trường lớn khác như Nga, Hàn Quốc và Trung Quốc trong năm 2021. Trong đó, gần 780 doanh nghiệp trong tổng số 900 doanh nghiệp thủy sản Việt Nam đủ điều kiện xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc, báo hiệu triển vọng tích cực của ngành này trong năm 2022.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng 4,17% lên 4,75 triệu tấn

Sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2021 của Việt Nam ước đạt 4,75 triệu tấn, tăng khoảng 4,17% so với năm 2020, theo thông tin từ Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ NNPTNT. Trong đó, sản lượng cá tra, một trong những nguồn thu ngoại tệ lớn, duy trì ở mức 1,5 triệu tấn, tương đương sản lượng năm 2020. Tổng cục Thủy sản dự báo đại dịch COVID-19 có thể tiếp diễn phức tạp trong năm 2022, trực tiếp tác động lên logistics và các hoạt động kinh doanh trong ngành thủy sản. Các doanh nghiệp chế biến có thể đối diện với thiếu hụt nguyên liệu thô trong quý 1/2022. Về vấn đề này, Bộ NNPTNT sẽ yêu cầu các địa phương thúc đẩy sản xuất để đảm bảo đủ nguồn cung nguyên liệu thô cho chế biến năm 2022. Xuất khẩu thủy sản năm 2021 ước đạt 8,89 tỷ USD, tăng 5,7% so với năm 2020, theo dữ liệu từ Tổng cục Thủy sản cho biết.

Xuất khẩu hạt điều có thể vượt 3,6 tỷ USD trong năm 2021

Bất chấp đối mặt nhiều thách thức do COVID-19 gây ra, ngành hạt điều Việt Nam chứng kiến xu hướng tăng trong suốt 11 tháng qua và có thể vượt mục tiêu xuất khẩu 3,6 tỷ USD trong năm 2021, theo thống kê từ Tổng cục Hải quan Việt Na. Trong 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu hạt điều Việt Nam ước đạt 531.500 tấn, trị giá 3,34 tỷ USD, tăng 14,4% về lượng và 14,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020, với giá xuấ khẩu trung bình tăng nhẹ 0,2% lên 6.228 USD/tấn. Chỉ riêng trong tháng 11 ghi nhận xuất khẩu hạt điều Việt Nam sang một số thị trường truyền thống tăng mạnh, với ngoại lệ là Trung Quốc, Anh và Nga.

Xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ của Việt Nam tăng 20% trong năm 2021

Giá trị xuất khẩu ngành lâm nghiệp Việt Nam trong năm 2021 ước đạt 15,87 tỷ USD, tăng 20% so với năm 2020, theo một nhà chức trách cho hay. Trong đó, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm từ gỗ đạt 14,72 tỷ USD, và giá trị xuất khẩu lâm sản phi gỗ là 1,15 tỷ USD, theo ông Bùi Chính Nghĩa, cục phó Tổng cục Lâm nghiệp thuộc Bộ NNPTNT. Ngành lâm nghiệp chiếm hơn 30% giá trị xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam. Ngành lâm nghiệp nằm trong top 7 sản phẩm xuất khẩu có doanh thu xuất khẩu đạt trên 10 tỷ USD. Đáng chú ý, ngành đóng góp rất lớn vào thặng dư thương mại ngành nông lâm thủy sản.

Nhật Bản tăng nhập khẩu chuối từ Việt Nam

Việt Nam hiện là nước cung cấp chuối lớn thứ 5 cho thị trường Nhật Bản, với lượng và giá trị nhập khẩu chuối Việt Nam vào thị trường này ghi nhận tăng mạnh trong 10 tháng đầu năm 2021. Theo thống kê từ Hải quan Nhật Bản, trong 10 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu chuối vào thị trường Nhật Bản (mã HS 0803) đạt 939.800 tấn, trị giá 822,8 triệu USD, tăng 4,7% về lượng và 3,5% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020. Lượng chuối tiêu thụ trong mỗi gia đình theo tháng duy trì từ 9 – 15 quả. Tuy nhiên, Nhật Bản chủ yếu nhập khẩu chuối từ các nước khác do sản lượng nội địa thấp. Trong cấu trúc nguồn cung chuối cho thị trường Nhật Bản trong 10 tháng đầu năm 2021, Philippines chiếm thị phần tới 75,8%, theo sau là Ecuador, Mexico, Guatemala, và Việt Nam – nhà cung cấp chuối lớn thứ 5 cho thị trường này bất chấp giá nhập khẩu chuối trung bình ghi nhận giảm mạnh.

Xuất khẩu hạt tiêu phục hồi nhưng giá không ổn định

Giá trị xuất khẩu hạt tiêu năm 2021 của Việt Nam ước đạt mức cao nhất kể từ năm 2018 nhờ giá xuất khẩu tăng nhưng diễn biến thị trường hạt tiêu thế giới vẫn khó dự báo trong năm 2022. Năm 2021, xuất khẩu hạt tiêu Việt Nam ước đạt 260.000 tấn, trị giá 950 triệu USD, giảm 9% về lượng nhưng tăng vọt 44% về giá trị so với năm 2020, theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA). Năm 2021 đánh dấu sự phục hồi mạnh mẽ của ngành hạt tiêu Việt Nam sau 4 năm chật vật giữa nhiều khó khăn do dư cung và giá giảm mạnh. Giá thu mua hạt tiêu tăng tới 40 – 44%, từ mức 51.000 – 53.000 đồng/kg vào giữa tháng 2/2021 lên 76.000 – 79.500 đồng/kg vào ngày 19/3. Giá tăng vọt lên mức kỷ lục 90.000 đồng/kg vào tháng 10 – mức cao nhất kể từ cuối năm 2017. Giá thu mua hiện tại cao hơn 53 – 54% so với hồi đầu năm 2021 và cao hơn nhiều so với nhưng năm gần đây, báo hiệu một chu kỳ tăng giá mới cho ngành hạt tiêu Việt Nam. Giá xuất khẩu trung bình hạt tiêu Việt Nam đạt 4.000 USD/tấn, theo VPA.

Theo VNS

Admin

Tổng quan thương mại chuối toàn cầu năm 2022

Bài trước

Trung Quốc chính thức cho phép nhập khẩu chính ngạch chuối Myanmar

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc