0

Các cây trồng chính, từ ngô Brazil tới sầu riêng Malaysia, đang đứng trước rủi ro sản xuất sau khi nguồn cung khan hiếm và giá phân bón cao ngất ngưởng khiến nông dân có thể quyết định giảm sử dụng phân bón, đồng thời làm gia tăng áp lực lên an ninh lương thực và lạm phát trên toàn cầu. Chi phí phân bón tăng vọt trong năm 2021 giữa bối cảnh nhu cầu tăng và nguồn cung giảm do giá than đá và khí gas tự nhiên cao kỷ lục, châm ngòi cho vấn đề suy giảm sản lượng trong ngành phân bón vốn thâm dụng năng lượng. Giá phân đạm urea tăng tới hơn 200% trong năm 2021 trong khi giá DAP cũng tăng gần gấp đôi.

Với giá thực phẩm toàn cầu chạm mức cao nhất trong hơn 1 thập kỷ, chi phí phân bón tăng sẽ chỉ tiếp tục làm gia tăng áp lực lên khả năng chi trả cho thực phẩm, đặc biệt là trong các nền kinh tế phụ thuộc nhập khẩu, đồng thời sẽ càng khiến ngân sách vốn mỏng của các chính phủ có thể tiến hành thêm các chính sách trợ cấp, theo ông Frederic Neumann, đồng trưởng bộ phận nghiên cứu các nền kinh tế châu Á của HSBC cho hay.

“Vào thời điểm khi COVID-19 vốn đã gây nhiều khó khăn cho người dân và sinh kế của hàng triệu người, chi phí thực phẩm tăng vọt đang gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng cho người nghèo”, ông cho hay. “Chi phí phân bón tăng cao không chỉ gây thiệt hại cho nông dân mà còn chuyển gánh nặng sang người tiêu dùng khi giá thực phẩm tăng”.

Tình hình xấu hơn trước khi chuyển biến tích cực

Chỉ số giá thực phẩm cùa FAO chạm mức cao nhất kể từ năm 2011 – khi giá thực phẩm cao đã châm ngòi cho những cuộc nổi dậy của Mùa xuân Arab – khi nông dân toàn cầu gặp sức ép cực lớn về gia tăng nguồn cung thực phẩm.

Nhưng các nhà phân tích cho rằng khan hiếm nguồn cung phân bón sẽ tồi tệ hơn vào đầu năm tới. Nông dân châu Âu, Bắc mỹ và Bắc Á đồng loạt tăng nhu cầu phân bón cho vụ xuân, trong khi các nhà sản xuất lớn là Trung Quốc, Nga và Ai Cập lại giảm xuất khẩu để đảm bảo nguồn cung nội địa. “Phần lớn dự trữ phân đạm hiện được đảm bảo, ghĩ là các nhà sản xuất toàn cầu sẽ hết hàng cho tới ngày 1/1”, theo Josh Linville, giám đốc mảng thị trường phân bón tại StoneX Group Inc. “Các nhà sản xuất sẽ bắt đầu năm mới với tồn kho đầu kỳ rất thấp trong khu nhu cầu toàn cầu trong quý 1 ở mức cao do Mỹ, Canada, Brazil, châu Âu, châu Á đồng loạt có nhu cầu mua”.

Để ứng phó, nông dân toàn cầu hoặc sẽ trì hoãn mua hoặc sẽ giảm sử dụng phân bón để tiết kiệm chi phí. Ấn Độ và Ai Cập – đều là các nền kinh tế nông nghiệp lớn – tăng trợ cấp chính phủ trong tháng 11, với Bộ Phân bón của Ấn Độ tăng nguồn cung tới các khu vực có tồn kho thấp để đảm bảo nguồn cung sẵn có cho cây trồng vụ đông.

Không có ngoại lệ

Cho tới nay, giá nông sản cao đang giúp bù đắp phần nào cho nhiều nông dân và một số đã chuyển từ lúa mỳ và ngô thâm dụng đạm sang đậu tương trong vụ sản xuất tới.

Nhưng trong năm 2022, chỉ một số ít cây trồng hoặc bộ phận nhỏ nông dân thoát khỏi vòng xoáy này. Tại Đức, nông dân bị tác động bởi giá tăng có thể giảm sử dụng phân bón, dẫn tới giảm sản lượng – phụ thuộc vào mức độ giảm sử dụng phân bón”, theo ông Bernhard Kruesken, tổng thư ký hiệp hội nông nghiệp Đức DBV. “Các loại cây trồng đạt giá cao hơn trong những tháng vừa qua đang được cân nhắc xuống giống”.

Brazil, nước trồng đậu tương lớn nhất thế giới và sản xuất ngô lớn thứ 3 thế giới, cung cấp cho 10% dân số toàn cầu, đã cảnh báo về tình trạng thiếu hụt phân bón trong năm 2022, dự báo tăng trưởng sản lượng đậu tương, ngô và bông ở mức thấp. “Đậu tương tránh được phần nào tình hình này do phần lớn đầu vào sản xuất đậu tương đã được thu mua nhưng vụ ngô thứ 3 có thể sẽ tiến thẳng vào đợt tăng giá phân bón”, theo Andre Pessoa, đối tác tại hãng kinh doanh nông nghiệp tại Brazil Agroconsult. “Đối với niên vụ 2022/23, sẽ có một số vấn đề nảy sinh nhưng không còn về giá mà là về đảm bảo nguồn cung sẵn có”.

Ngay cả tại Bắc Mỹ - nơi có những nông dân giàu có nhất thế giới – nông dân cũng trì hoãn thu mua đầu vào cho vụ xuân, hy vọng giá đầu vào sẽ giảm.

Người sản xuất nhỏ gánh chịu nặng nề

Mặc dù các điều kiện thời tiết, dịch bệnh, vật hại và nguồn cung nước cũng quan trọng trong quyêt định sản xuất của người nông dân, phan bón là một trong những yếu tố sản xuất mạnh nhất mà những người nông dân kiểm soát. Nhưng nhiều nông dân, đặc biệt là hàng triệu nông dân nhỏ lẻ nhưng sản xuất tới 1/3 sản lượng thực phẩm toàn cầu, sẽ có rất ít lựa chọn ngoài giảm sử dụng phân bón trong năm 2022.

Tại Đông Nam Á, nơi sản xuất gần như toàn bộ nguồn cung dầu cọ toàn càu, người sản xuất đang nỗ lực kìm hãm đà tăng chi phí trong bối cảnh gián đoạn nguồn cung phân bón và nhập khẩu giảm. “Malaysia nhập khẩu tới 95% nguồn cung phân bón. Sản xuất rau quả, đặc biệt là sầu riêng, sẽ chịu thiệt hại nặng nề hơn dầu cọ do cần các loại phân bón chất lượng cao hơn”, theo Teo Tee Seng, giám đốc điều hành nhà cung cấp hóa chất nông nghiệp Behn Meyer AgriCare tại Malaysia.

Albertus Wawan, một nông dân nhỏ sản xuất dầu cọ, đã cắt giảm tới 30% lượng phân bón sử dụng, sẽ trì hoãn đợt rải phân tháng 1 để tiết kiệm. “Một khi giá phân bón tăng lên thì sẽ không giảm trở lại”, ông Wawan nhận định. “Đây là thách thức cho nông dân trong tương lai”.

Những đợt giảm giá dầu gần đây có thể giúp giảm gánh nặng cho các nhà sản xuất phân bón nhưng bất cứ cú shock năng lượng nào trong tương lai cũng có thể châm ngòi cho giá thực phẩm tiếp tục tăng cao. “Chúng ta cần hiểu rằng tất cả các biện pháp chính sách để năng giá năng lượng thì cũng sẽ kéo giá thực phẩm tăng cao”, theo Josef Schmidhuber phó giám đốc mảng thương mại và các thị trường của FAO nhận định. “Điều này không có nghĩa là chúng tôi coi nhẹ hơn các biện pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu nhưng chúng ta cần tìm cách tăng hiệu quả sử dụng phân bón và rà soát nghiêm túc các chính sách năng lượng.

Theo Reuters

Admin

Thuế VAT 5% đối với phân bón để tạo thị trường công bằng hơn

Bài trước

Các nhà sản xuất phân bón vật lộn với giá giảm và chi phí tăng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Phân bón