0

Khoảng 4.000 xe tải hiện đang bị tắc và không thể thông quan tại các cửa khẩu của tỉnh Lạng Sơn. Trung Quốc cho biết sẽ không chấp nhận hàng xuất khẩu đông lạnh trong vòng 14 ngày trước và sau tết Nguyên đán.

Ông Lê Thanh Hòa, cục phó Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường thuộc Bộ NNPTNT ngày 11/12 dẫn báo cáo từ Sở Công thương Lạng Sơn cho biết các xe tải đã bị tắc tại các cửa khẩu từ ngày 10/12. Bãi đỗ xe tải chật cứng. Ông Hòa cho biết công suất thông quan tại 3 cửa khẩu biên giới là Hữu Nghi, Tân Thanh và Chi Ma giảm tới 50% từ 450 xe tải/ngày xuống chỉ còn 220 xe. Tổng công suất thông quan tại cả 3 cửa khẩu là 500 xe tải/ngày.

Tại cửa khẩu Tân Thanh, 1 xe tải thanh long và mít cần tới 10 – 14 ngày để thông quan. Tại cửa khẩu Móng Cái, theo ban quản lý cửa khẩu, tính tới sáng ngày 11/12, 800 xe tải chở cá tra và tôm đông lạnh, cùng với 300 xe tải chở trái cây chưa được thông quan. Chỉ có thủy sản tươi được thông quan dễ dàng. Trung Quốc thông báo sẽ ngừng tiếp nhận hàng hóa đông lạnh xuất khẩu trong vòng 14 ngày trước và sau tết Nguyên đán năm 2022.

Ban quản lý khu công nghiệp cửa khẩu Đồng Đăng ngày 25/11 cho biết đã thảo luận với tổ côgn tác của Bằng Tường tại tỉnh Quảng Tây. Tất cả lái xe tải của tỉnh Quảng Tây, nhân viên hải quan, các đại lý được yêu cầu xét nghiệm COVID-19 2 ngày 1 lần và ở lại các trạm cửa khẩu, trong khi nhân viên thanh tra nhập khẩu hàng đông lạnh từ Việt Nam phải cách ly 21 ngày trước khi quay trở lại Trung Quốc đại lục. Trung Quốc yêu cầu Việt Nam khuyến khích các doanh nghiệp không xuất khẩu hàng hóa đông lạnh sang Trung Quốc trước và sau tết Nguyên đán, để các nhân viên phía Trung Quốc có thể đoàn tụ gia đình trong kỳ nghỉ Tết nguyên đán. Theo các nhà chức trách tỉnh Lạng Sơn, phía Trung Quốc nhiều lần đề cập tới việc thắt chặt kiểm soát COVID-19, bao gồm hạn chế nhập khẩu tất cả các sản phẩm vận chuyển trong container đông lạnh. Tạm ngừng nhập khẩu thủy sản đông lạnh trong vòng 14 ngày trước và sau tết sẽ có tác động rất lớn tới trao đổi hàng hóa qua các cửa khẩu tại tỉnh Lạng Sơn.

Trước đó, ông Đặng Phúc Nguyên, tổng thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam, cho biết hàng hóa xuất nhập khẩu qua các cảng miền nam của Trung Quốc sẽ bị gián đoạn trong vòng 6 tuần trong dịp tết Nguyên đán do các quyết định từ phía Trung Quốc. Nguyên nhân là do các diễn biến của dịch bệnh trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục theo đuổi chính sách zero – COVID. Và nước này không chỉ kiểm soát nhập khẩu mà kiểm soát cả các luồng người nhập cư.

Thủy thủ khi quay về từ các cảng, sẽ phải cách ly 3 tuần và thêm 3 tuần khi trở lại công việc sau kỳ nghỉ tết Nguyên đán với gia đình. Do đó, các đại lý vận chuyển quyết định nghỉ lễ 6 tuần và nhập khẩu hay trung chuyển hàng hóa qua các cảng miền nam Trung Quốc sẽ bị gián đoạn. Xuất khẩu bằng đường biển từ Việt Nam sang Trung Quốc trong dịp tết Nguyên đán có thể bị từ chối thông quan, hoặc không thể vào cảng trong vòng 6 tuần, ông Nguyên cho hay.

Trung Quốc hiện là thị trường xuất khẩu nông sản lớn thứ 2 của Việt Nam. Trong 11 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu nông lâm thủy sản từ Việt Nam sang thị trường này đạt 8,4 tỷ USD, trong đó rau quả chiếm 23,3%. Nhìn chung, giai đoạn cuối năm thường mà mùa cao điểm cho nông dân và các nhà xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, quyết định thắt chặt kiểm soát COVID-19 của Trung Quốc và gián đoạn hoạt động tại các cửa hẩu biên giới và cảng biển sẽ gây ra nhiều khó khăn cho xuất khẩu Việt Nam.

Ông Lê Thanh Tùng, cục phó Cục Trồng trọt, cho biết sản lượng trái cây tháng 12/2021 của Việt Nam sẽ lên tới 700.000 tấn, và con số này sẽ tăng lên 1,7 triệu tấn trước Tết. Ông cảnh báo tình hình buôn bán trái cây tại các tỉnh miền Nam có thể gặp nhiều khó khăn trong quý 1/2022 do COVID-19. Trong khi đó, các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc từ các thị trường xuất khẩu trở nên ngày càng khắt khe. Ông Nguyên cảnh báo rằng nếu các doanh nghiệp không thể xuất khẩu hàng hóa bằng đường biển, thì sẽ chuyển sang xuất khẩu qua đường bộ, nhưng như vậy sẽ gây ra tình trạng tắc nghẽn tại các cửa khẩu biên giới. Ông đề xuất thúc đẩy tiêu dùng nội địa, đặc biệt là bán hàng qua các nền tảng thương mại điện tử.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc