0

Lợi nhuận của Vĩnh Hoàn bật tăng nhờ thị trường phục hồi

Nhà sản xuất cá tra khép kín tại Việt Nam là tập đoàn Vĩnh Hoàn cho biết lợi nhuận công ty tăng vọt sau khi các thị trường Mỹ và Trung Quốc phục hồi vào tháng 10. Doanh thu xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng tới 95% trong tháng 10/2021 so với cùng kỳ năm 2020. “Tổng doanh thu tăng 6% trong 10 tháng đầu năm 2021 nhờ tăng trưởng của các dòng sản phẩm chính như các sản phẩm cá tra và phụ phẩm”, theo thông tin chính thức trên LinkedIn của công ty. Doanh thu tháng 10 tăng 19% so với tháng 9 nhờ doanh thu sang thị trường Mỹ và Trung Quốc tăng lần lwọt 37% và 17% trong cùng kỳ so sánh. Công ty dự báo thị trường cá tra sẽ tiếp tục tích cực trong vài tháng tới.

Dịch tả lợn lan rộng tại 57 tỉnh thành của Việt Nam

Dịch tả lợn đã lan tới 57 tỉnh thành phố tại Việt Nam, theo Cục Chăn nuôi. Tính tới ngày 20/11, số lợn bị tiêu hủy do dịch tả lợn đã vượt 230.000 con, chiếm 0,8% tổng quy mô chăn nuôi lợn cả nước và gấp gần 3 lần so với cùng kỳ năm 2020. Bộ NNPTNT cảnh báo dịch bệnh sẽ tiếp tục lan rộng, tác động tới nguồn cung lợn trong mùa nhu cầu cao điểm cuối năm tới hết tháng 1/2022.

Cục Chăn nuôi Thái Lan kêu gọi nông dân tăng sử dụng gạo làm TACN

Thái Lan đang khuyến khích các nhà sản xuất protein động vật tăng sử dụng gạo làm TACN như một nguồn thay thế để giảm chi phí TACN. Cục Phát triển Chăn nuôi Thái Lan (DLD) khuyến nghị như trên giữa bối cảnh giá ngô và bột đậu tương liên tục tăng trong khi nước này có thặng dư gạo. Ông Sorravis Thaneto, giám đốc DLD cho biết giá nguyên liệu thô tăng đang làm tăng tới 20 – 30% chi phí sản xuất và kéo theo giá thịt tăng. Nông dân nên tăng tỷ lệ lúa gạo vào thức ăn cho lợn và gia cầm, nhưng không nên sử dụng để nuôi lợn và gia cầm còn ít ngày.

Việt Nam phát hiện ổ dịch H5N1 mới

Một ổ dịch cúm gia cầm H5N1 mới phát hiện tại Việt Nam, lây nhiễm cho 12.000 gà thịt tại tỉnh Bình Phước. Số gia cầm này đến từ một trang trại quy mô 80.000 con, đã bị tiêu hủy. Các thú y viên địa phương đã cô lập số gia cầm còn lại và khử trùng toàn bộ trại nuôi. Bình Phước, tỉnh nằm tại Đông Nam Bộ Việt Nam, là tỉnh sản xuất gà thịt chính với quy mô 5,5 triệu con. Tỉnh có 61 cơ sở chăn nuôi gia cầm được chứng nhận sạch dịch.

Vinamilk và Sojitz hợp tác sản xuất thịt bò

Vilico, công ty con của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk) đang hợp tác với tập đoàn Sojitz của Nhật Bản để phát triển một dự án sản xuất thịt bò có vốn đầu tư 500 triệu USD tại Việt Nam. Dự án này sẽ tập trung vào nuôi bò sữa lấy thịt, chế biến và phân phối các sản phẩm thịt bò tại Việt Nam và cho xuất khẩu. Giai đoạn 1 của dự án dự kiến bắt đầu vào năm 2023 với công suất khoảng 30.000 bò thịt/năm. Các giai doạn tiếp theo sẽ bổ sung các sản phẩm từ protein khác và các công nghệ chế biến sâu.

Nông dân Việt Nam giảm quy mô đàn lợn nái do nhu cầu thấp

Giá lợn hơi thấp tại Việt Nam dẫn tới nhiều khó khăn trong duy trì quy mô đàn lợn và nông dân giảm quy mô đàn lợn nái. Giá lợn hơi trung bình hiện ở mức 1,85 USD/kg, thấp hơn chi phí sản xuất, không khuyến khích nông dân tái đàn. Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh cho biết các nhà chăn nuôi gặp khó khăn do chi phí thức ăn và ngăn ngừa dịch bệnh tăng trong khi nhu cầu thịt lợn giảm. Tuy nhiên, các nhà chức trách địa phương đang nỗ lực thuyết phục nông dân duy trì sản xuất để đảm bảo nguồn cung đầy đủ.

Nhập khẩu nguyên liệu TACN của Việt Nam chạm mức kỷ lục mới

Trong 10 tháng đầu năm 2021, giá trị nhập khẩu nguyên liệu TACN của Việt Nam tăng lên mức cao kỷ lục. Tổng cục Hải quan cho biết Việt Nam đã nhập khẩu 4,1 tỷ USD nguyên liệu TACN trong 10 tháng đầu năm 2021, tăng 29% so với cùng kỳ năm 2020. Kỷ lục trước đây ghi nhận vào năm 2018 với 3,9 tỷ USD trong cùng kỳ. Argentina là nhà cung cấp nguyên liệu TACN lớn nhất cho Việt Nam, theo sau là Mỹ và Brazil. Nhập khẩu từ các nước này đồng loạt tăng trong 10 tháng đầu năm 2021.

Ngành chăn nuôi lợn Việt Nam tiếp tục thu hút các nhà đầu tư

Giá lợn thấp và rủi ro dịch bệnh cao nhưng ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam vẫn thu hút đầu tư mới. CTCP Chăn nuôi Greentech hiện đang xây dựng một trang trại chăn nuôi lợn nái quy mô 2.400 con tại tỉnh Quảng Ninh. Nhà máy này áp dụng các công nghệ hiện đại nhất trong sản xuất chăn nuôi lợn, bao gồm các giải pháp bền vững và xử lý chất thải và sử dụng nước tự động. Các chính quyền địa phương kỳ vọng đây sẽ là mô hình được nhân rộng, giúp tăng năng suất chăn nuôi lợn trong khu vực.

Việt Nam tìm giải pháp hạ chi phí TACN

Hạ chi phí TACN hiện là mối quan tâm chính của ngành chăn nuôi Việt Nam. Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến cho biết các hộ chăn nuôi nhỏ nên hình thành HTX để tiếp cận được các nguồn TACN rẻ hơn. Bộ NNPTNT cũng đề xuất chính phủ giảm thuế nhập khẩu một số nguyên liệu chính và phát triển chương trình khuyến khích sử dụng phụ phẩm nông nghiệp địa phương để sản xuất TACN. Trong khi đó, Hiệp hội thương mại giống cây trồng Việt Nam đang xúc tiến sản xuất ngô biến đổi gene để giảm phụ thuộc vào các nguồn nhập khẩu.

Việt Nam tăng sử dụng phụ phẩm nông nghiệp làm nguyên liệu TACN

Ngành chăn nuôi tại Việt Nam muốn tận dụng phụ phẩm nông nghiệp trong nước làm nguyên liệu TACN, nhằm giảm sự phụ thuộc của Việt Nam vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Bà Hà Thúy Hạnh, phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, cho biết Việt Nam có khoảng 160 triệu tấn phụ phẩm nông sản, thủy sản hàng năm, có thể sử dụng làm nguyên liệu TACN. “Tuy nhiên, chính phủ cần phát triển các chính sách hỗ trợ các nhà sản xuất và tăng cường mối liên kết giữa các tác nhân trong thu mua, dự trữ và chế biến các nguyên liệu này”.

Theo  Asian Agribiz

Admin

Rabobank: Ngành nuôi trồng thủy sản bước vào nửa cuối năm 2024 với nhu cầu tăng và chi phí bình thường trở lại

Bài trước

5 xu hướng chính định hình thị trường thịt lợn toàn cầu năm 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc