Ngành thủy sản kỳ vọng các chính sách hỗ trợ từ chính phủ sẽ đồng hành cùng doanh nghiệp khôi phục các hoạt động sản xuất và xuất khẩu do thời điểm cuối năm cận kề sau đợt bùng phát COVID-19 gây gián đoạn nặng nề hoạt động kinh doanh.
Tháng 10/2021, chính phủ ban hành Nghị quyết 128, cung cấp các hướng dẫn về “thích ứng an toàn, linh động và kiểm soát hiệu quả đại dịch COVID-19”. Nghị quyết nhằm tạo các điều kiện thuận lợi cho nối lại sản xuất và phát triển kinh tế trên cả nước, bao gồm ngành thủy sản. Phó thủ tướng Lê Văn Thành đã yêu cầu các Bộ NNPTNT, Lao động, Mặt trận Giải phóng, Y tế, Công thương và Tài chính, cũng như Ngân hàng Nhà nước, phối hợp để dỡ bỏ các rào cản trong sản xuất, tiêu thụ và xuất khẩu nông sản, thủy sản trong bối cảnh đại dịch. “Sau khi Nghị quyết 128 được ban hành, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam nhanh chóng khởi động lại hoạt động sản xuất để hoàn thành các hợp đồng xuất khẩu đã ký. Sản xuất bị gián đoạn tạm thời trong thời gian giãn cách xã hội”, theo ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP).
Ông Huỳnh Hải Triều, phó giám đốc CTCP Chế biến thủy sản Minh Hải, cho biết công ty phải tăng tốc sản xuất để đáp ứng các đơn hàng cho các đối tác trong và ngoài nước theo kế hoạch. Ông Bùi Vĩnh Hoàng Chương, chủ tịch HĐQT CTCP Thủy sản Cà Mau (Seaprimexco), cho biết các nhà máy đã tăng công suất từ 30% lên gần 70% để giao hàng cho các đối tác trong tháng 10 và tháng 11. Cùng với việc thúc đẩy xuất khẩu thời điểm cuối năm, ông Lê Văn Quang, tổng giám đốc CTCP Thủy sản Minh Phú, đã đề xuất các địa phương khuyến khích địa phương tiếp tục sản xuất tôm nguyên liệu cho chế biến các sản phẩm xuất khẩu. Sản xuất tôm nguyên liệu được kỳ vọng diễn ra liên tục để đảm bảo nguồn cung cho chế biến tôm.
Ông Nguyễn Hoài Nam, phó tổng thư ký VASEP, cho biết: Hiện nay, các địa phương đang triển khai các biện pháp kiểm soát đại dịch theo Nghị quyết 128, nhưng ngành thủy sản vẫn đối diện nhiều vấn đề”. Những khó khăn này bao gồm thiếu nguyên liệu thô, thiếu lao động, chi phí đầu vào tăng (lao động, vận chuyển, trang thiết bị ngăn ngừa dịch bệnh và sản xuất trong điều kiện bình thường mới), và thiếu vốn. “VASEP đề xuất Bộ NNPTNT hỗ trợ doanh nghiệp trong nối lại sản xuất và kinh doanh sau COVID-19. Bộ cần nhanh chóng triển khai vắc xin cho người lao động, bao gồm ngư dân, để duy trì các hoạt động sản xuất”, ông Nam nhấn mạnh.
Nguồn cung tôm toàn cầu giảm do tác động của COVID-19 nên giá sẽ tăng trong thời gian tới, theo nhận định của ông Hồ Quốc Lực, chủ tịch HĐQT FIMEX Việt Nam. Ông Nguyễn Quang Hưng, cục phó Tổng cục Thủy sản, cho biết nhiều nhà sản xuất thủy sản lớn vẫn đang đối diện vấn đề thiếu lao động, bao gồm Bình Định, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bến Tre, Cà Mau và Kiên Giang. Ngoài ra, các thị trường xuất khẩu tiếp tục kiểm soát nghiêm ngặt về chất lượng và quy trình thủ tục nhập khẩu, đặc biệt là Trung Quốc. Do đó, ông Hưng đề nghị “Bộ NNPTNT ưu tiên các nguồn ngân sách cho phục hồi sản xuất trong chuỗi cung ứng thủy sản, bao gồm xây dựng kho lạnh và các hệ thống phân phối sản phẩm, đồng thời hiện đại hóa cơ sở hạ tầng các cảng cá. Đồng thời, Bộ cần tăng cường các cuộc đàm phán để mở rộng thị trường xuất khẩu và dỡ bỏ các rào cản thương mại cho các sản phẩm thủy sản Việt Nam, đặc biệt là đàm phán với Trung Quốc để đẩy nhanh lưu thông hàng hóa tại các cửa khẩu.”
Ông Lê Văn Sự, phó chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau, đã đề xuất chính phủ đưa thêm các chính sách hỗ trợ để vượt qua kho skhăn hiện nay và giúp khôi phục hoạt động của ngành khai thác thủy sản. Ông Phùng Đức Tiến, thứ trưởng Bộ NNPTNT, xác nhận tiềm năng thị trường hiện nay rất tích cực cho các sản phẩm thủy sản, đặc biệt là vào thời điểm cuối năm. Mặt khác, giá thủy sản trên thị trường toàn cầu ở mức cao là cơ hội cho ngành thủy sản trong nước nối lại hoạt động kinh doanh và bù đắp thua lỗ trong vài tháng qua. Theo VASEP, xuất khẩu thủy sản trong 10 tháng đầu năm 2021 tăng nhẹ 2,4% so với cùng kỳ năm 2020 lên 7,1 tỷ USD, bao gồm 918 triệu USD giá trị xuất khảu trong tháng 10/2021 – tăng tới 47% so với tháng 9/2021. Các sản phẩm xuất khẩu ghi nhận tăng trưởng tốt là cá ngừ, mực ống, bạch tuộc và tôm. Các loại thủy sản thân mềm tăng mạnh về giá trị xuất khẩu, với mức tăng 39% lên 113 triệu USD. Mỹ tiếp tục là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam, chiếm 24% tổng giá trị xuất khẩu, với trị giá 1,7 tỷ USD, tăng 25% trong cùng kỳ so sánh; theo sau là Nhật Bản với thị phần 15% và giá trị xuất khẩu 1,08 tỷ USD. Trung Quốc và châu Âu mỗi thị trường chiếm thị phần 12% với giá trị nhập khẩu lần lượt là 872 triệu USD và 864 triệu USD. Xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc chiếm 9% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2021, đạt 643 triệu USD.
Theo ông Nam, tiềm năng xuất khẩu thủy sản đến cuối năm 2021 rất lớn nhưng ngành thủy sản vẫn sẽ gặp nhiều khó khăn để đạt mục tiêu xuất khẩu 8,8 – 9 tỷ USD đặt ra hồi đầu năm. Nhu cầu của các thị trường nhập khẩu thủy sản vẫn cao và các hoạt động chế biến thủy sản nội địa đang nối lại, được kỳ vọng sẽ giúp đảm bảo xuất khẩu thủy sản tăng trưởng vào cuối năm, ông cho hay. Các thị trường Mỹ và EU nhanh chóng phục hồi nhờ tiêm chủng và nền kinh tế gần như đã mở cửa hoàn toàn trở lại. Các thị trường Úc và Nga cũng tăng nhu cầu nhập khẩu do sản lượng nội địa giảm. Tuy nhiên, chi phí vận chuyển nội địa và cước vận chuyển của các cảng tăng mạnh, tác động lớn tới chi phí sản xuất. Đây là một chướng ngại lớn cho các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản Việt Nam, theo nhận định của ông Nam.
Theo VNS
Bình luận