0

Ngành chăn nuôi lợn khổng lồ của Trung Quốc đang chật vật giải quyết vấn đề dư cung sau khi hàng triệu nông dân chăn nuôi lợn quy mô nhỏ, thường là lần đầu tiên đạt chân vào ngành sản xuất này để tận dụng lợi nhuận cao kỷ lục trong giai đoạn dịch tả lợn gây khan hiếm nguồn cung.

Hiện giá lợn hơi liên tục ở dưới chi phí sản xuất và chính phủ kêu gọi nông dân giết mổ bớt lợn, nhiều người chăn nuôi lần đầu lưỡng lự từ bỏ do hy vọng thị trường đang quay trở lại trạng thái cân bằng. “Chúng tôi đã lỗ 400.000 NDT/tháng (62.500 USD/tháng) kể từ tháng 7. Nhưng chúng tôi có lời lớn hồi năm ngoái nên vẫn cố gắng duy trì”, theo Wu Zhanhang, một nông dân tại tỉnh miền Trung Hà Nam, một trong những tỉnh chăn nuôi lợn hàng đầu của Trung Quốc. Wu, giống như nhiều nông dân khác, bước vào ngành chăn nuôi lợn lần đầu tiên vào năm 2019, sau khi lãnh đạo hàng đầu của Trung Quốc kêu gọi khôi phục khẩn cấp ngành này sau khi dịch tả lợn gây thiệt hại một nửa quy mô đàn lớn lên tới 447 triệu con của Trung Quốc.

Lợi nhuận ban đầu bùng nổ cùng với giá thịt lợn liên tục tăng – vốn là loại thịt được ưa chuộng nhất tại nước này. Nhưng sản lượng tăng vọt và gián đoạn nhu cầu do COVID-19 đã đẩy giá thịt lợn giảm tới 70% trong năm 2021, gây ra thua lỗ lớn cho các nhà sản xuất trong 3 tháng qua. Wu, vốn có một doanh nghiệp chuyên bán thuốc thú ý, đã chi 6 triệu NDT (935.000 USD) để xây dựng một trang trại chăn nuôi mới, quy mô 5.000 con lợn. Năm 2020, ông thu lời lên tới 3.000 NDT/con (470 USD/con), cao gấp 3 lần mức lợi nhuận cao nhất trong những năm trước. Năm 2021, giá đột ngột giảm, ông đang bán dần lợn đạt kích cỡ thương phẩm với mức giá còn thấp hơn giá ông mua lợn con đã cai sữa.

Siêu chu kỳ

Cú đảo chiều đột ngột này khiến ngay cả các công ty chăn nuôi lợn lớn nhất cũng lao đao, gây ra tác động dây chuyền trong toàn ngành và tới các nhà cung cấp. Các nhà chăn nuôi lợn niêm yết trên sàn chứng khoán báo cáo thua lỗ hàng tỷ NDT trong quý 3. Nhiều hà chăn nuôi đang gặp khó khăn về thanh toán cho các nhà cung cấp, theo một nhà quản lý công ty TACN, và thậm chí còn cắt giảm các nguyên liệu TACN thông thường.

Tất cả đều đang chậm lại, hoặc thậm chí ngừng kế hoạch mở rộng. Tech-bank Food Co Ltd đang cho thuê lại một số trang trại mới xây dựng và tạm ngừng xây dựng các trang trại khác, đồng thời tạm ngừng thanh toán lương quản lý, theo thông báo tới các nhà đầu tư. Nhu cầu yếu cũng là một yếu tố khác, theo Dan Wang, kinh tế gia trưởng tại ngân hàng Hang Seng tại Thượng Hải. Việc xây dựng hàng loạt các trang trại chăn nuôi mới vào thời điểm nhu cầu tiêu dùng thịt lợn thấp hơn bình thường do dịch COVID-19 bùng phát liên tục, làm giảm nhu cầu ăn ngoài.

Tuy nhiên, các nỗ lực của ngành này đưa mọi thứ trở lại bình thường đang bị ăn mòn bởi đội quân những nhà sản xuất nhỏ lao vào đặt cược giá lên, theo các nhà quan sát thị trường. Hơn 2 triệu nông dân chăn nuôi nhỏ đã tham gia vào ngành này trong năm 2020, theo số liệu chính thức, gia nhập đội quân 20 triệu nông dân chăn nuôi lợn quy mô nhỏ trước đó, cùng với khoảng 16.000 trang trại chăn nuôi quy mô lớn bắt đầu đi vào hoạt động. “Tình trạng thị trường hiện nay gây ra bởi hàng triệu nông dân có hành vi đầu cơ do cơn sốt giá thịt lợn kéo dài do dịch tả lợn”, theo Pan Chenjun, nhà phân tích cấp cao tại Rabobank.

Quy mô đàn lợn nái

Với quy mô đàn lợn thương phẩm nay đã vượt quy mô trước dịch tả lợn, các nhà chức trách chính phủ hồi tháng trước đã ban hành một chỉ thị hiếm hoi tới nông dân về việc tiêu hủy lợn nái kém năng suất. Những công ty lớn đang dần loại bỏ lợn nái trong vài tháng qua và một số khác đang tìm kiếm giải pháp phù hợp. “Chúng tôi có gần 1.000 lợn nái và đang tiến hành loại bỏ một nửa. Nếu giữ thì còn thua lỗ hơn”. Tuy nhiên, một số nông dân vẫn hy vọng phục hồi. Ông Wu, người nông dân ở Hà Nam, cho biết ông đã chuyển sang tỷ lệ TACN có giá rẻ hơn và có thể vượt qua thua lỗ cho tới kỳ nghỉ lễ năm mới. Giá tăng nhẹ trong tháng 10 cũng củng cố tâm lý lạc quan trong ngành chăn nuôi, theo các nhà phân tích và dự báo tình trạng giá thấp sẽ kéo dài.

Một số nhà theo dõi thị trường cho biết một đợt bùng phát dịch bệnh khác có thể thổi bay thị trường, khi dịch tả lợn vẫn đang lây nhiễm trong các trang trại và các dịch bệnh thông thường khác thường diễn biến tồi tệ hơn vào mùa đông. “Vào cuối năm hoặc đầu năm tới sẽ có một đợt bùng phát dịch bệnh lớn”, theo Wang Chuduan, giáo sư tại Đại học Nông nghiệp Trung Quốc, phát biểu trong một hội thảo tại Trùng Khánh. “Dịch bệnh sẽ đẩy nhanh tốc độ giết mổ và một thị trường mới sẽ khởi động trong năm mới”.

Theo Reuters

Admin

Nông dân chăn nuôi lợn kêu gọi chính phủ giúp đỡ để hạn chế buôn lậu lợn

Bài trước

Hộ chăn nuôi thua lỗ vì giá thịt giảm dù Tết cận kề

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thịt