0

Ngành nông nghiệp, một trong những trụ cột của nền kinh tế, có kế hoạch phục hồi ngay lập tức sản xuất tại miền Nam sau khi đại dịch COVID-19 được kiểm soát.

Ông Phạm Văn Bình, giám đốc Sở NNPTNT tỉnh Bình Phước, cho biết Sở đang thành lập tổ công tác tập trung dỡ bỏ khó khăn về sản xuất, cung ứng và tiêu thụ nông sản.

Phó chủ tịch Hiệp hôi Doanh nghiệp thành phố Cần Thơ Nguyễn Mỹ Thuận cho biết để khôi phục sản xuất an toan, các địa phương cần có kế hoạch sản xuất phù hợp với tình hình đại dịch và đồng thời đảm bảo phối hợp chặt chẽ giữa các địa phương, nhằm đạt các mục tiêu sản xuất và kinh doanh trong các lĩnh vực kinh tế.

Ông Nguyễn Phương Lâm, giám đốc Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) chi nhánh Cần Thơ, cho biết một công ty có nhà máy đặt tại một địa phương nhưng lao động và nguyên liệu thô lại từ các địa phương khác, trong khi các thị trường lại ở những nơi khác. Do đó, cần phải kết nối mạnh giữa các địa phương tại khu vực miền Nan với trung tâm là thành phố Hồ Chí Minh.

Phó Thủ tướng Lê Văn Thành cho biết chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp không chỉ ở một tỉnh hay một khu vực. Do đó, sự phối hợp giữa các địa phương và giữa các khu vực rất quan trọng. Chính phủ, các địa phương và doanh nghiệp nên sớm khôi phục sản xuất và kinh doanh.

Ông Nguyễn Quốc Toản, cục trưởng Cục Chế biến Nông sản và Phát triển Thị trường thuộc Bộ NNPTNT, nhấn mạnh rằng chính phủ đã đề ra các giải pháp chính và hiệu quả để khôi phục sản xuất, đặc biệt là Nghị quyết 105 hỗ trợ các HTX và các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bộ kỳ vọng nghị quyết này sẽ sớm được triển khai tại các địa phương để có thể giúp khôi phục hoàn toàn ngành nông nghiệp.

Một trong những giải pháp ưu tiên để khôi phục sản xuất hiện là tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho công nhân. Cùng với đó, các cơ chế, chính sách và giải pháp hỗ trợ người dân, lao động và doanh nghiệp sẽ được triển khai hiệu quả để giúp họ vượt qua các khó khăn và khôi phục sản xuất trong những tháng cuối năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cho biết đại dịch vẫn khó lường nên chính phủ nên có kế hoạch phù hợp để khôi phục sản xuất.

Để khôi phục sản xuất hiệu quả, các chuyên gia đề xuất có sự thống nhất về phương thức lưu thông hàng hóa giữa các địa phương trong một tỉnh / thành và trong một khu vực, ưu tiên tiêm vắc xin cho nhân viên trong các doanh nghiệp. Đồng thời, các tỉnh nên có một cơ quan chuyên trách nhận báo cáo trực tiếp về các khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và kinh doanh từ các doanh nghiệp.

Ông Võ Quân Huy, chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thạnh, cho biết trong đợt giãn cách xã hội vừa qua, các nhà sản xuất, giao dịch và các doanh nghiệp chế biến tôm đối mặt với nhiều khó khăn trong sản xuất và thương mại tôm, cụ thể là thiếu lao động thu hoạch và chế biến, những khó khăn trong vận chuyển nguyên liệu đầu vào cho các trại nuôi tôm. Tuy nhiên, từ đầu tháng 9, hoạt động sản xuất – kinh doanh của các doanh nghiệp tại tỉnh Sóc Trăng nói riêng và ĐBSCL nói chung đã được phục hồi mạnh mẽ, theo ông Huy.

Ông Võ Văn Phúc, tổng giám đốc CTCP Thủy sản Hữu cơ Việt Nam, cho biết sau khi nới lỏng giãn cách xã hội, doanh nghiệp đã tăng cường thu mua tôm để đảm bảo đủ nguyên liệu cho sản xuất. Theo Sở Công thương tỉnh Đồng Tháp, sản lượng hàng hóa tháng 9 đã cao hơn tháng 8.

Đồng thời, chuỗi cung ứng nông sản và thủy sản được duy trì trong thời gian giãn cách nên có thể phục hồi nhanh khi các biện pháp giãn cách được nới lỏng, đặc biệt là chuỗi cung ứng 5 hàng hóa chính, bao gồm gạo, hoa và cây ảnh, xoài, cá tra và vịt.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc