0

Các thanh tra viên từ Ủy ban châu Âu sẽ tổ chức một cuộc họp trực tuyến với các nhà chức trách thuộc Tổng cục Thủy sản Việt Nam để thảo luận các vấn đề khai thác thủy sản trái phép, không được báo cáo và không theo quy định (IUU) vào ngày 27/10. Ban đầu, EC có kế hoạch gửi một đoàn thanh tra để tiến hành thực địa nhưng chuyến thăm bị hủy do diễn biến COVID-19, theo báo Lao Động đưa tin ngày 5/10, dẫn cuộc phỏng vấn với cục phó Tổng cục Thủy sản Nguyễn Quang Hưng.

Việt Nam bị EC ban hành thẻ vàng lần đầu tiên vào tháng 10/2017, theo đó EC cáo buộc Việt Nam không đủ nỗ lực trong giải quyết khai thác thủy sản IUU. Từ khi áp thẻ vàng, EU tiến hành rà soát các chính sách liên quan đến ngành thủy sản của Việt Nam để quyết định hướng đi trong 3 lựa chọn dưới đây: (i) duy trì thẻ vàng, (ii) ban hành thẻ đỏ cấm toàn bộ nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam, hay (iii) thu hồi thẻ vàng và nối lại các mối quan hệ thương mại bình thường. Ông Hưng cho hay sau 2 chuyến thăm trước đây tới Việt Nam, các thanh tra viên của EC đánh giá cao những nỗ lực chống khai thác thủy sản IUU của Việt Nam, nên có khả năng Việt Nam sẽ không bị ban hành thẻ đỏ. Tuy nhiên, chính phủ Việt Nam thừa nhận rằng không thể giải quyết triệt để các hoạt động khai thác thủy sản bất hợp pháp của ngư dân tại vùng biển của các nước khác, vốn là một trong những yêu cầu cơ bản của EC.

Đầu tháng 9/2021, thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu các bộ và cơ quan liên quan nỗ lực chấm dứt IUU vào cuối năm 2021, với mục tiêu dỡ bỏ thẻ vàng. Sau chỉ đạo của thủ tướng, lãnh đạo các tỉnh ven biển cam kết chấm dứt khai thác thủy sản trái phép của ngư dân vào cuối năm 2021, ông Hưng cho hay. Ông cho biết thêm việc loại bỏ triệt để khai thác thủy sản trái phép là một yếu tố quan trọng để EC quyết định liệu có dỡ bỏ thẻ vàng hay không.

Thẻ đỏ sẽ gây ra thiệt hại nặng nề cho xuất khẩu thủy sản Việt Nam, theo báo cáo của Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) và World Bank. Báo cáo “A Trade-Based Analysis of the Economic Impact of Non-Compliance with Illegal, Unreported and Unregulated Fishing: The Case of Vietnam” công bố ngày 10/8 cho biết ước tính Việt Nam sẽ thiệt hại 387 triệu USD hàng năm về doanh thu xuất khẩu thủy sản khai thác tự nhiên, bao gồm cá ngừ, mực và bạch tuộc, và 93 triệu USD thiệt hại hàng năm về doanh thu xuất khẩu thủy sản nuôi, là bộ phận bị tác động gián tiếp từ lệnh cấm của eU. Sản lượng thủy sản khai thác của Việt Nam có thể giảm khoảng 30% trong 2 – 3 năm nếu thẻ đỏ ban hành, báo cáo nhấn mạnh.

Theo Seafood Source

Admin

Thẻ đỏ trên thị trường EU sẽ kéo theo những hệ quả nghiêm trọng

Bài trước

Báo cáo công bố tại EU tiếp tục thông tin tiêu cực về ngành khai thác thủy sản Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản