0

Sau gần 4 năm nỗ lực dỡ bỏ thẻ vàng do Hội đồng châu Âu (EC) ban hành, nhiều ý kiến lo ngại rằng có thể EC sẽ ban hành thẻ đỏ đối với ngành thủy sản khai thác Việt Nam và quyền tiếp cận thị trường EU sẽ khép lại đối với nhiều doanh nghiệp Việt Nam.

Bộ NNPTNT cũng như Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho rằng nếu Việt Nam nỗ lực hơn thì có thể tránh khỏi án phạt thẻ đỏ từ EC. Việt Nam hải đặt mục tiêu đạt thẻ xanh trong năm 2022. Thực tế, mục tiêu dỡ bỏ thẻ vàng đã được đặt ra từ thngs 5/2018 – khi EC lần đầu tiên tổ chức đánh giá ngành khai thác thủy sản tại Việt Nam. Các nỗ lực tìm kiếm giải pháp đã liên tục được triển khai nằm tránh một đợt đánh giá mang đến kết quả tồi tệ hơn.

Để có thể dỡ bỏ thẻ vàng, EC đã đưa ra 4 nhóm khuyến nghị mà Việt Nam cần triển khai trong thời gian tới, bao gồm cải thiện khung pháp lý; giám sát, kiểm tra và kiểm soát các hoạt động của tàu khai thác thủy sản và quản lý đôi tàu; chứng nhận sản xuất và khả năng truy xuất nguồn gốc các sản phẩm thủy sản từ khai thác; và thực thi luật hiệu quả.

Theo thông tin từ Bộ NNPTNT, do đại dịch COVID-19 từ đầu năm 2020, EC không thể trực tiếp tiên hành các đánh giá tại ViệtNam nhưng Bộ đã cập nhật thường xuyên các kết quả triển khai 4 nhóm khuyến nghị. Tuy nhiên, các kết quả này cho tới nay vẫn chỉ dừng lại ở thẻ vàng và không ai có thể dự báo trong thời gian tới, tình hình sẽ chuyển sang thẻ xanh hay thẻ đỏ. Chúng ta cần rà soát toàn bộ các hoạt động thực thi luật và quy định, đặc biệt là ở cấp địa phương có các hoạt động khai thác thủy sản. Những gì làm được, những gì không làm được, cần phải được làm rõ khi làm việc với các cơ quan chức năng. EC có quy trình kiểm tra thực chất và không quyết định về việc liệu có rút thẻ vàng hay không, chỉ dựa trên các báo cáo gửi về.

Trong bối cảnh hiện nay, khi tình hình COVID-19 diễn biến phức tạp tại nhiều địa phương, lơ là thực thi quy định và kiểm soát hoạt động khai thác có thể xảy ra. Tình hình hiện nay buộc các địa phương phải có các giải pháp rõ ràng hơn trong cuộc chiến đại dịch lẫn triển khai tốt nhất các khuyến nghị của EC. Chúng ta đang bước vào mục tiêu mới: gỡ bỏ thẻ vàng vào năm 2022. Nếu khong làm tốt thì sẽ mất đi cơ hội và thậm chí có thể bị ban hành thẻ đỏ.

Thẻ đỏ là một tình huống không nước nào mong muốn bởi những hệ quả nhgiêm trọng nó mang đến. Nếu mất thị trường EU, ước tính ngành thủy sản Việt Nam sẽ thiệt hại 480 triệu USD hàng năm. Cụ thể, thiệt hại ước tính này là giá trị xuất khẩu mất đi ở phân khúc thủy sản khai thác, bao gồm cá ngừ, cá kiếm, các loại thủy sản thân mềm, mực ống, bạch tuộc và nhiều loại thủy sản khác, ước đạt khoảng 387 triệu USD hàng năm. Tác động gián tiếp lên thủy sản nuôi trồng do mất uy tín, gánh nặng tài chính liên quan đến kiểm soát thông quan tại hải quan, không tận dụng được Hiệp định Thương mại Tự do EU – Việt Nam (EVFTA) lên tới 93 triệu USD.

Theo VNS

Admin

Ủy ban châu Âu, Việt Nam thảo luận về thẻ vàng vào cuối tháng 10/2021

Bài trước

Báo cáo công bố tại EU tiếp tục thông tin tiêu cực về ngành khai thác thủy sản Việt Nam

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản