Nguồn lợi thủy sản tại các vùng nước của Việt Nam ở mức quá thấp tới mức các đội tàu khai thác thủy sản buộc phải khai thác trái phép ở đâu đó để kiếm tiền mưu sinh, theo các thuyền trưởng – thuyền viên trả lời phỏng vấn Quỹ Công lý Môi trường (EJF- Environmental Justice Foundation). Mặc dù các văn bản luật mới nhằm ngăn chặn khai thác thủy sản phạm pháp đã có hiệu lực tại Việt Nam từ năm 2018, các cuộc điều tra của EJF năm sau đó vẫn cho rằng các quy định luật này chưa được thực thi. Báo cáo cũng cho rằng trẻ em ở độ tuổi 11 vẫn đang làm việc trong điều kiện bẩn thỉu và không an toàn trên các đội tàu khai thác thủy sản xa bờ. EJF cho rằng khai thác quá mức, điều hành kém và mức thiếu minh bạch đáng kinh ngạc đang gây ra thảm họa con người và sinh thái.
Việt Nam là một trong những nước có đội tàu khai thác thủy sản tăng nhanh nhất trên thế giới – với quy mô tăng hơn 16% trong giai đoạn 1990 – 2018. Sự bùng nổ số tàu khai thác thủy sản này dẫn tới khai thác quá mức trên diện rộng và cạn kiệt nhanh nguồn lợi thủy sản. Báo cáo mới của EJF cung cấp chi tiết về kết quả khảo sát 239 thuyền viên từ 41 tàu khai thác thủy sản Việt Nam và bị bắt giữ khi đang hoạt động tại các vùng nước Thái Lan và các cuộc phỏng vấn sâu với 45 thuyền viên từ 20 tàu.
EJF nêu ra tháp vấn đề trên các thuyền khai thác thủy sản Việt Nam tại các vùng nước Việt Nam cũng như châu Á Thái Bình Dương
Báo cáo cho thấy cuộc khủng hoảng này trong ngành thủy sản Việt Nam đã đẩy ngày càng nhiều tàu khai thác thủy sản Việt Nam phải vượt khỏi biên giới để đi tìm nguồn lợi thủy sản mới. Các thuyền trưởng cũng đề cập đến việc chủ tàu thường khuyến khích họ khai thác thủy sản tại vùng nước của các nước láng giềng và sẽ thảo luận công khai về các hành trình sắp tới tới vùng nước Thái Lan với thủy thủ đoàn. “Chúng tôi biết trước mỗi chuyến đi rằng sẽ phải tới Thái Lan để khai thác thủy sản”, theo một chủ tàu kiêm thuyền trưởng trả lời phỏng vấn hồi tháng 1/2018.
Tình trạng còn tồi tệ hơn khi xét tới lao động trẻ em. Kết quả khảo sát của EJF cho thấy 7/41 tàu có trẻ em trên tàu – một số chỉ mới 11 tuổi, bất chấp luật Việt Nam ghi rõ rằng cấm hoàn toàn lao động trẻ em trên các tàu khai thác thủy sản xa bờ.
Thiếu tính minh bạch và quản trị yếu
Các văn bản luật mới nhằm ngăn chặn khai thác thủy sản trái phép đã được chính phủ Việt Nam phê duyệt heiẹu lực từ năm 2018 nhưng so sánh các kết quả điều tra trước và sau khi luật có hiệu lực, EJF kết luận rằng rất ít bằng chứng cho thấy các cải cách thực tế được triển khai. Các tàu khai thác tiếp tục không đánh dấu hải trình đầy đủ và không treo cờ khi khai thác. Các văn bản chính, bao gồm thông tin thủy thủ đoàn, vẫn không được mang lên tàu, trực tiếp vi phạm các quy định điều chỉnh của Việt Nam.
Các hoạt động thanh tra tàu về điểm xuất phát và điểm đến vẫn không cải thiện gì hơn một tờ khai sơ sài và đếm số thuyền viên. Những cuộc điều tra hời hợt, thiếu rà soát nhân thân hay xác nhận hộ chiếu, khiến quyền con người bị lạm dụng, như vấn đề sử dụng lao động trẻ em không được kiểm tra. Tình trạng này cũng tạo điều kiện cho việc điều chuyển thuyền viên trái phép trên biển, đặt lao động vào rủi ro bị gài bẫy và bị biến thành nô lệ do họ bị luân chuyển giữa các tàu với rất ít cơ hội bỏ trốn.
Giá hải sâm thường dao động từ 10 – 350 USD/kg. Sản lượng khai thác trung bình 8 tấn mang đến lợi nhuận ròng từ 60.000 – 2,76 triệu USD cho mỗi chuyến đi thành công
Các chuỗi cung ứng “bẩn”
Báo cáo cũng xác định vấn đề thiếu ghi chép nhật ký khai thác hoặc hệ thống xác nhận nên rất khó xác định nguồn gốc thực sự của thủy sản. Không nhà khai thác nào cho biết từng sử dụng nhật trình để ghi chép về loại thủy sản họ khai thác, khiến thủy sản trái phép dễ dàng tuồn vào các chuỗi cung ứng thủy sản quốc tế, nghĩa là thủy sản trái phép, được khai thác bởi lao động nô lệ và trẻ em hiện diện trên khắp các kệ siêu thị tại EU và Mỹ.
Nhìn chung, EJF kết luận rằng rất ít khuyến nghị cải cách ngành khai thác thủy sản Việt Nam từ phía EU được thực thi hoặc triển khai thành công. Điều này đặt Việt Nam vào rủi ro bị giơ “thẻ đỏ”: tức một lệnh cấm hoàn toàn đối với xuất khẩu thủy sản vào EU. Giám đốc điều hành EJF Steve Trent phát biểu: “Tiến triển của Việt Nam trong vấn đề chống khai thác thủy sản trái phép rất chậm chạp trong 2 năm qua khi các điều luật, các khóa huấn luyện chỉ được triển khai ở mức tối thiểu. Do đó, Việt Nam còn rất nhiều việc phải làm. CÁc điểm kiểm tra tàu khai thác trên toàn quốc, các biện pháp tăng cường minh bạch và các cơ chế thanh tra tốt hơn là vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, chúng tôi phải thừa nhận rằng Việt Nam không phải là nước duy nhất đang gặp các vấn đề này và loại trừ triệt để việc khai thác phạm pháp, vi phạm quyền con người trên biển yêu cầu sự hợp tác quốc tế. CÁc tổ chức khu vực, như ASEAN, nên hình thành một nhóm công tác để chia sẻ thông tin, bắt tay hành động và tích hợp các cơ chế giám sát, theo dõi tàu cùng nhau”.
Tham khảo báo cáo tại: https://ejfoundation.org/resources/downloads/ReportVietnamFishing.pdf
Theo FIS
Bình luận