0

Bộ Công nghiệp Thái Lan (MOI) vừa công bố báo cáo đầu tháng 10, cho thấy ngành thực phẩm nội địa ghi nhận kết quả ấn tượng trong 7 tháng đầu năm 2021, bất chấp những thách thức liên tục của COVID-19, đặc biệt là trong lĩnh vực xuất khẩu thực phẩm và chế biến thực phẩm.

“Ngành thực phẩm Thái Lan đang dần quay trở lại trạng thái tăng trưởng và mở rộng sau khi ghi nhận suy giảm trong năm 2020”, theo bộ trưởng MOI Suriya Juangroongruangkit trong một thông báo chính thức. “Sản xuất và chế biến thực phẩm được đo lường bởi Chỉ số sản xuất công nghiệp (MPI), đã tăng 2,9% so với cùng kỳ năm 2020, chủ yếu nhờ sử dụng giải pháp bong bóng trong cộng đồng doanh nghiệp để kiểm soát rủi ro và ngăn ngừa bùng phát dịch bệnh tại các nhà máy, đồng thời cho phép phần lớn các nhà máy vận hành các dây chuyền sản xuất như bình thường. Chúng tôi cũng ghi nhận sản lượng nguyên liệu thô nông ản tăng và có thể đảm bảo đủ nguồn cung nguyên liệu thô cho đa dạng các sản phẩm trong chế biến, đặc biệt là những ngành sử dụng mía đường, sắn và nhiều loại rau quả”.

Giải pháp Bong bóng tại Thái Lan là một cơ chế được triển khai bởi chính phủ nhằm hạn chế công nhân nhà máy di chuyển và có thể lây lan COVID-18, bằng cách buộc họ phải ở trong các nhà máy nơi họ làm việc hoặc chỉ được phép di chuyển giữa nơi ở và nơi làm việc. Tất cả các nhà máy, bất chấp thực tế vẫn có ca mắc, được yêu cầu triển khai giải pháp này.

Ngành chế biến thực phẩm dự báo tăng trưởng 4,5% trong cả năm 2021, theo chỉ số MPI. Đây là một cú hích mạnh cho ngành, vốn đã suy giảm tới 6,5% trong năm 2020 do tác động của COVID-19. Suy giảm chỉ số sản xuất chỉ riêng trong quý 1/2021 tại Thái Lan đã lên tới 11%, theo dữ liệu của USDA.

Ngoài chế biến nông sản, xuất khẩu thực phẩm cũng ghi nhận tăng trưởng mạnh trong 7 tháng đầu năm 2021 và chính phủ thậm chí còn đặt kỳ vọng lớn hơn vào ngành này, trong bối cảnh nhu cầu thực phẩm tăng và dự trữ cạn kiệt tại nhiều quốc gia trên thế giới. “Trong 7 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu thực phẩm của Thái Lan đạt 18,6 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm 2020 nhờ nhu cầu tăng đối với thực phẩm từ các nước đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Mỹ và EU”, theo ông Juangroongruangkit. “Các nước này đã nới lỏng các biện pháp phong tỏa do tỷ lệ tiêm chủng tăng, nên các doanh nghiệp ngành dịch vụ mở cửa trở lại và đang phục hồi, đặc biệt là tại Trung Quốc – thị trường Thái Lan ghi nhận tăng trưởng 40% trong cùng kỳ so sánh. Mỹ và EU cũng ghi nhận những dấu hiệu phục hồi nhu cầu, đặc biệt là nhu cầu tăng đối với các sản phẩm như thủy sản đông lạnh và dứa đóng hộp”.

Tổ chức hợp tác với MOI là National Food Institute of Thailand (NFI) phân tích cho thấy trong 5 tháng cuối năm 2021, tình hình xuất khẩu thực phẩm sẽ diễn biến tích cực hơn. “Chúng tôi dự báo xuất khẩu thực phẩm sẽ tăng trưởng 11% với giá trị 12,8 tỷ USD trong 5 tháng cuối năm 2021 – đưa tăng trưởng cả năm lên 7,1% so với năm 2020, đạt tổng giá trị xuất khẩu thực phẩm là 31,4 tỷ USD”, theo giám đốc NFI Anong Paijiprapapon. “Ngoài ngành dịch vụ ăn uống và HORECA đang mở cửa trở lại tại các thị trường đối tác thương mại lớn của Thái Lan, tồn kho thực phẩm tại nhiều nước châu Á cũng như Trung Đông và châu Phi đang trên đà suy giảm nên nhu cầu nhập khẩu từ các thị trường này cũng sẽ tăng. Các yếu tố này càng được thúc đẩy mạnh hơn trong bối cảnh đồng baht Thái yếu đi”.

COVID-19 vẫn là rủi ro lớn

MOI cảnh báo các doanh nghiệp thực phẩm trong nước tiếp tục cảnh giác trước các yếu tố rủi ro có thể tác động lên sản xuất và xuất khẩu thực phẩm trong những tháng còn lại của năm 2021, như rủi ro từ COVID-19 vẫn đe dọa nhiều vấn đề. “Bất cứ đợt bùng phát COVID-19 tại bất cứ cơ sở sản xuất nào cũng sẽ tác động tới năng lực sản xuất và giao hàng, đặc biệt khi tình trạng phát triển các biến thể của virus”, theo MOI cảnh báo. “Biến thể virus cũng có thể khiến nhiều nước nhập khẩu buộc phải thắt chặt các biện pháp kiểm soát đại dịch, dẫn tới giảm nhu cầu và chi phí vận chuyển tiếp tục neo ở mức cao, đồng thời giá tăng sẽ tác động đặc biệt lớn tới các hàng hóa như gạo, đường và các loại ngũ cốc khác có giá bán thấp. Do đó, chúng tôi khuyến khích các nhà máy triển khai giám sát khu vực sinh hoạt của công nhân một cách nghiêm ngặt, chủ động các biện pháp kiểm tra và điều chính biện pháp Bong bóng để phù hợp với quy mô doanh nghiệp do tất cả đều rất quan trọng để vượt qua khủng hoảng và duy trì hoạt động của các nhà máy cho sản xuất và xuất khẩu thực phẩm”.

Theo Food Navigator Asia

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc