0

Trong khi thịt lợn vốn là loại thịt được tiêu dùng phổ biến nhất tại Việt Nam, tiêu dùng thịt gà và thịt bò cũng đang tăng trưởng tốt, theo Báo cáo Thương mại Nông nghiệp Quốc tế FAS USDA vừa công bố. Nuôi trồng thủy sản cũng là ngành đang tăng trưởng tại Việt Nam và là một cơ hội lâu dài cho các nhà xuất khẩu nguyên liệu TACN, theo báo cáo nhấn mạnh.

Bối cảnh cho xu hướng nhập khẩu ngô

“Sản xuất ngô tại Việt Nam bắt đầu tăng vào thập niên 1980s và tiếp tục xu hươngs tăng cho tới năm 2015. Tuy nhiên, tình hình có bước chuyển vào niên vụ 2015/16 khi nhập khẩu ngô lần đầu tiên vượt sản lượng nội địa kể từ thập niên 1970s. Sản xuất ngô đình trệ và bắt đầu giảm do các nhà sản xuất trong nước giảm khả năng cạnh tranh với ngô nhập khẩu cả về chi phí và chất lượng, nên không khuyến khích họ mở rộng diện tích trồng ngô”.

Argentina và Brazil cung cấp phần lớn kim ngạch nhập khẩu ngô vào Việt Nam từ năm 2013/14 tới nay. “Bất chấp tình hình bùng phát dịch tả lợn từ năm 2019, các nhà nhập khẩu vẫn không chùn bước khi nhập khẩu ngô tiếp tục không ngừng tăng. Suy giảm nhập khẩu ngô trong năm 2021 dự báo là năm đầu tiên nhập khẩu ngô của Việt Nam giảm kể từ năm 2011/12 tới nay và chủ yếu là do nguồn cung khả dụng xuất khẩu từ Brazil giảm sau các đợt lạnh bất thường”.

Ngô Mỹ được cho là kém cạnh tranh hơn ngô Nam Mỹ về giá, theo báo cáo nhấn mạnh. Trong năm thương mại 2018/19, nhập khẩu ngô Mỹ vào Việt Nam đạt mức cao đỉnh điểm, khi sản xuất ngô tại Argentina và Brazil bị tác động tiêu cực bởi hạn hán.

Tiềm năng ngành nuôi trồng thủy sản Việt Nam cho nguyên liệu và TACN Mỹ

Mỹ hiện là nhà cung cấp phụ phẩm ngô lớn nhất cho Việt Nam, xuất khẩu bã ngũ cốc khô dễ hòa tan (DDGs) liên tục tăng trong thập kỷ qua, theo báo cáo cho biết. Việt Nam hiện là nước nhập khẩu DDGs hàng đầu từ Mỹ và sử dụng DDGs là nguyên liệu TACN giàu protein và năng lượng. Xuất khẩu DDGs Mỹ sang Việt Nam trong năm 2020 đạt gần 1,3 triệu tấn, trị giá hơn 275 triệu USD, theo báo cáo của USDA.

Nhìn vào các lĩnh vực tiềm năng sử dụng DDGs từ Mỹ tại Việt Nam, các tác giả báo cáo dẫn báo cáo tổng quan ngành thức ăn thủy sản năm 2016 tại châu Á và châu Mỹ, cho thấy các nguyên liệu TACN được dùng trong thức ăn thủy sản tại Việt Nam bao gồm bột đậu tương, cám gạo và bột cá. Ngành nuôi cá da trơn Việt Nam là một ngành lớn trong sản xuất nuôi trồng thủy sản, theo báo cáo nhấn mạnh. “Thử nghiệm thức ăn thủy sản hồi năm 2009 do Hội đồng Ngũ cốc Mỹ thực hiện có thấy DDGs có thể dễ dàng bổ sung vào khẩu phần của cá da trơn Việt Nam, cho thấy có thể là nguyên liệu thay thế, với lượng hạn chế, cho các nguồn protein khác. Thức ăn thủy sản thương phẩm tại Mỹ bao gồm ngô làm nguyên liệu chính. Mặc dù các loài cá da trơn tại Mỹ và Việt Nam khác nhau, tăng trưởng thức ăn nuôi cá da trơn có thể giúp tăng nhu cầu đối với ngô tại Việt Nam. Ngoài sự phục hồi của sản xuất thịt lợn và mở rộng sản xuất thịt bò, thịt gia cầm, tăng trưởng ngành nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam mang đến thêm cơ hội cho các nhà xuất khẩu ngô và DDGs làm nguyên liệu TACN”.

Theo Feed Navigator Asia

Admin

Argenina cho phép các nhà xuất khẩu điều chỉnh lịch trình giao ngô do hạn hán phá hoại mùa màng

Bài trước

Tin vắn ngành chăn nuôi ngày 18/9

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc