Thủy sản

Xuất khẩu cá tra giảm sâu do giãn cách xã hội

0

Giá trị xuất khẩu cá tra trong tháng 8/2021 giảm 28,5% so với cùng kỳ năm 2020, dự báo tiếp tcj giảm 30% trong tháng 9/2021, một đại diện từ Tổng cục Thủy sản cho biết trong hội thảo trực tuyến do Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan chủ trì ngày 25/9 với sự tham dự của các đại diện từ Bộ Y tế, Hiệp hội Cá tra việt Nam, Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), lãnh đạo các tỉnh thành và các nhà xuất khẩu khu vực miền nam.

Diện tích nuôi cá tra tại  ĐBSCL dạt 3.516ha và nông dân thu hoạch sản lượng cá tra ước đạt 932.000 tấn, tương đương 81% so với cùng kỳ năm 2020, theo dữ liệu từ Tổng cục Thủy sản. Do các quy định giãn cách xã hội, các nhà máy chế biến cá tra tại ĐBSCL phải giảm công suất chế biến, dẫn tới giá cá tra nguyên liệu giảm xuống chỉ còn 21.000 – 22.000 đồng/kg, thấp hơn chi phí sản xuất. Xấp xỉ 110 nhà máy chế biến cá tra với 190.000 lao động trong khu vực này đủ điều kiện xuất khẩu. Khoảng 49% nhà máy ngừng hoạt động trong đầu tháng 9 và 70% công nhân trong các nhà máy bị mất việc. Một đại diện của VASEP cho biết từ giữa tháng 7, đại dịch COVID-19 đã tác động nghiêm trọng tới ngành cá tra do giãn cách xã hội. Các nhà myá cá tra tại thành phố Cần Thơ thuộc ĐBSCL phải đóng cửa tạm thời. Dự báo nhiều doanh nghiệp vẫn sẽ chưa nối lại hoạt động trong tháng 10 do thiếu lao động và nguồn vốn.

Do các khó khăn nói trên, giá trị xuất khẩu cá tra tháng 8/2021 giảm tới 28,5% so với cùng kỳ năm 2020 và dự báo tiếp tục giảm 30% trong tháng 9. Tuy nhiên, trong 8 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cá tra vẫn tăng 8,8% so với cùng kỳ năm 2020 nhờ tăng trưởng ổn định sang các thị trường mới như Nga, Brazil, Ai Cập, Colombia và Mỹ. Dự báo nhu cầu cá tra tại nhiều nước sẽ tăng, đặc biệt là trong dịp cuối năm.

Tuy nhiên, doanh nghiệp vẫn khó khởi động sớm các hoạt động sản xuất trở lại hoặc mở rộng sản xuất, dẫn tới khả năng mất các đơn hàng vào dịp cuối năm; tệ hơn, các doanh nghiệp thậm chí đang e dè nhận các đơn hàng mới. Ông Dương Nghĩa Quốc, chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam cho biết từ năm 2019 tứi nay, giá cá tra dao động ở mức giá thấp trong thời gian dài nên nông dân không còn động lực nuôi cá. Trong khi đó, hàng loạt các doanh nghiệp cũng đang đối mặt với những khó khăn theo quy định ngăn ngừa và kiểm soát COVID-19 làm gia tăng chi phí và rủi ro.

Do đó, các doanh nghiệp thủy sản tại ĐBSCL hy vọng Bộ Y tế sẽ phân bổ thêm vắc xin để đẩy nhanh tốc độ phủ vắc xin, nhanh chóng tái khởi động sản xuất và chế biến trong điều kiện bình thường mới. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng đề xuất ngân hàng giảm lãi suất và gia hạn nợ để ngành cá tra phục hồi, đạc biệt trong những tháng cuối năm 2021.

Nhiều doanh nghiệp đề xuất các tỉnh ĐBSCL cần dỡ bỏ những rào cản do lái xe, cho phép di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác để thu mua nguyên liệu thô. Hiện nay, do các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh, lao động không thể tới tỉnh khách để thu hoạch cá. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn bày tỏ sự thấu hiểu với những khó khăn của ngành cá tra. Đồng thời, ông đề xuất các địa phương chỉ áp dụng giãn cách tại vùng đỏ và mở rộng vùng xanh để thuận lợi hóa cho mở rộng sản xuất tại các doanh nghiệp. Đồng thời, Bộ Y tế đang cân nhắc cung cấp thêm vắc xin cho các doanh nghiệp cá tra trong vùng.

Bí thư tỉnh Đồng Tháp Lê Quốc Phong cho biết trong mở rộng sản xuất, doanh nghiệp nên ứng phó phù hợp khi có lao động dương tính với COVID-19, không áp dụng các biện pháp phong tỏa cứng. Do đó, các doanh nghiệp cần xây dựng dây chuyền sản xuất phù hợp với kế hoạch sản xuất tối ưu nhất để xử lý vấn đề.

Bộ trưởng Bộ NNPTNT Lê Minh Hoan đề xuất các tỉnh ĐBSCL cần tăng cường liên kết vùng để phát triển ngành cá tra.

Theo SGGP

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản