Đầu tư

Kho lạnh – Trái ngọt ở trên cao

0

Xu hướng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến đang thúc đẩy nhu cầu đối với kho lạnh tại phần lớn các nước, với Việt Nam dường như nằm trong nhóm nước thiếu nghiêm trọng nguồn cung kho lạnh. “Gần đây chúng tôi đã lắp đặt một kho lạnh có công suất lớn cho khách hàng tại thành phố Thủ Đức, nhưng trong khi tiến hành giai đoạn thử nghiệm, chúng tôi phát hiện tình trạng sụt điện áp, tác động tiêu cực tới hoạt động của kho lạnh”, theo ông Lê Khoa Huy, phó giám đốc Công ty Kho lạnh Công nghiệp Hải Long.

Nguồn điện ổn định chỉ là một trong số nhiều yếu tố khó khăn cho doanh nghiệp nếu họ muốn đầu tư vào các chuỗi cung ứng kho lạnh, ông Huy cho biết. Các nhà phân tích đồng tình với ông Huy, cho biết các cơ sở kho lạnh là phân khúc lợi nhuận cao trong ngành logistics, nhưng khai thác tiềm năng của ngành này không dễ cho cả các nhà đầu tư nội địa lẫn nước ngoài. Xu hướng người tiêu dùng mua sắm trực tuyến đang thúc đẩy nhu cầu kho lạnh tại phần lớn các nước với Việt Nam là một trong số các nước thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung kho lạnh.

Forrester dự báo doanh thu bán lẻ trực tuyến tại châu Á Thái Bình Dương sẽ tăng từ 1.500 tỷ USD trong năm 2019 lên 2.500 tỷ ÚDS trong năm 2024, với tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 11,3%/năm. Một nghiên cứu của Mercatus và Incisiv do Bloomberg công bố cho biết doanh thu bán lẻ thực phẩm trực tuyến toàn cầu sẽ đạt 250 tỷ USD vào năm 2025, tức tăng hơn 60% so với các ước tính trước đại dịch. Khảo sát “eGrocery’s New Reality” cho biết kênh trực tuyến sẽ chiếm 21,5% tổng doanh thu.

Tại Việt Nam, gần một nửa dân số mua sắm trực tuyến trong những năm gần đây. Sách trắng Thương mại Điện tử năm 2021 do Cục Kinh tế số và Thương mại Điện tử cho hay Việt Nam có số người mua sắm trên các nền tảng trực tuyến cao nhất tại Đông Nam Á, khoảng 49,3 triệu. Thị trường bán lẻ thương mại điện tử tăng trưởng 18% trong năm 2020 so với năm 2019, lên 11,8 tỷ USD. Báo cáo từ Google, Temasek và Bain & Company hồi đầu năm cho thấy 41% dân số Việt Nam sử dụng internet, mức cao nhất trong khu vực. Khoảng 94% người sử dụng mới có kế hoạch tiếp tục sử dụng các thiết bị số trong thời gian giãn cách xã hội ngay cả sau khi nới lỏng. Theo kế hoạch phát triển thương mại điện tử do chính phủ phê duyệt năm 2020, doanh thu của ngành sẽ đạt 35 tỷ USD vào năm 2025, chiếm 10% tổng doanh thu bán lẻ. Chính phủ kỳ vọng 55% doanh số sẽ mua sắm trực tuyến. Các nhà phân tích cho rằng điều này sẽ tạo nên một nền tảng vững chắc cho phát triển thương mại điện tử.

Người tiêu dùng Việt Nam đang ngày càng quan tâm tới mua sắm trực tuyến trong những tháng gần đây kể từ khi nhiều địa phương, đặc biệt là các thành phố lớn, chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19, buộc phải áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội nghiêm ngặt, khiến người tiêu dùng khó trực tiếp tới cửa hàng để mua các sản phẩm phục vụ nhu cầu hàng ngày. Các chuyên gia chỉ ra một nguyên nhân khác khiến nhu cầu kho lạnh tại Việt Nam tăng vọt: tăng xuất khẩu nông sản – ngành luôn có nhu cầu lớn đối với công suất kho lạnh.

Trong xuất khẩu nông sản, thủy sản đứng đầu danh sách. Nhiều nhà mày chế biến thủy sản có các kho lạnh riêng nhưng công suất rất nhỏ nên chỉ đáp ứng một phần nhu cầu, phần còn lại phụ thuộc vào thuê ngoài. Nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu than phiền rằng đại dịch càng làm trầm trngj thêm tình hình thiếu công suất kho lạnh do hàng hóa chất đống trong kho trong bối cảnh gián đoạn logistics và chuỗi cung ứng. Họ cho hay hàng hóa không thể xuất khẩu hoặc tiêu thụ do người tiêu dùng hạn chế chi tiêu trong giai đoạn phong tỏa và giãn cách xã hội tại nhiều nước, bao gồm Việt Nam.

Bà Bùi Trang, giám đốc cấp các các thị trường tại JLL Việt Nam, cho biết trong giai đoạn cao điểm COVID-19, có tới 30-50% đơn hàng xuất khẩu thủy sản bị hủy, dẫn tới tăng mạnh hàng tồn kho, nên nhu cầu không gian kho lạnh lại càng tăng lên.

Các điều kiện khó đáp ứng

Rõ ràng, ngành logistics nội địa đang đối mặt tình trạng thiếu hụt nghiêm trọng kho lạnh, nên khuyến khích sự phát triển của phân khúc kho lạnh. Để khai thác phân khúc lợi nhuận cao này, một số tập đoàn lớn đã bơm hàng trăm tỷ đồng vào các kho lạnh lớn trong những năm gần đây.

Năm 2019, Vietnam Holding Limited đầu tư 139,8 tỷ đồng (6 triệu USD) để trở thành trái chủ duy nhất của các trái phiếu chuyển đổi do ABA Cooltrans phát hành với sự bảo trợ của Mekong Capital. ABA Cooltrans là nhà cung các dịch vụ và giải pháp trong lĩnh vực chuỗi cung ứng kho lạnh và muốn mở rộng giải pháp logistics chuỗi lạnh tại Việt Nam. Tháng 6/2020, tập đoàn THACO thiết lập nhà máy kho lạnh trái cây rộng 4.800 m2 với công suất 2.400 tấn tại cảng Chu Lai thuộc tỉnh miền trung Quảng Nam. CTCP Hùng Vương gần đây đã lắp đặt một hệ thống kho lạnh trị giá đầu tư 1.300 tỷ đồng tại KCN Tân Tạo tại thành phố Hồ Chí Minh với công suất 60.000 – 70.000 tấn. Một số quỹ quốc tế cũng đầu tư vào lĩnh vực này, bao gồm FinExpro vào các dự án kho lạnh tại ĐBSCL và International Finance Corporation cấp khoản vay 70 triệu USD do tập đoàn ITL xây dựng hệ thống kho lạnh tại thành phố Hồ Chí Minh.

Tuy nhiên, các nhà phân tích cho rằng chỉ những công ty lớn với túi tiền mạnh mới có thể tham gia vào lĩnh vực này. Bà Trang từ JLL cho biết nguồn cung thiếu trên cả thị trường quốc tế và trong nước bởi xây dựng kho lạnh cần nhiều thời gian và tiền bạc hơn các cơ sở hạ tầng logistics khác. Một số nhà phân tích ngành đồng thuận với bà, cho biết cần ít nhất 6 tháng để xây dựng một kho lạnh với chi phí xây dựng có khi gấp 2 – 3 lần so với kho thường. Nhưng thời gian thuê đất thường chỉ kéo dài 15 – 20 năm.

Ngoài ra còn rất nhiều những khó khăn khác trong xây dựng các kho lạnh. Các nhà đầu tư phải hiểu rõ về chuỗi lạnh và bí quyết vận hành chuỗi hạnh. Bên cạnh đó, họ cần đất cho thuê dài hạn và một địa điểm nơi các phương tiện vận tải lớn như xe tải container có thể di chuyển dễ dàng, đồng thời phải có nguồn cung điện ổn định. Trên tất cả, ccs kho lạnh có mục đích cụ thể - như kho lạnh dùng cho thủy sản – cần phải đặt cách xa cảng không quá 50km, và đối với các kho lạnh cho rau quả thì nên đặt gần các khu vực đô thị. Các kho lạnh đòi hỏi nhân sự có chuyên môn thành thạo về duy trì nhiệt độ cho mỗi loại trái cây, rau, thịt và cá do mỗi sản phẩm có đòi hỏi riêng về nhiệt độ, theo các chuyên gia cho hay. Các bất lợi này khiến các nhà đầu tư không mạnh dạn bước vào lĩnh vực này và chỉ một số ít trong hàng ngàn công ty vận hành trong ngành logistics có thể thiết lập các chuỗi lạnh. Phần lớn các công ty logistics nội địa là các doanh nghiệp cỡ nhỏ và vừa, với nguồn lực hạn chế, nghĩa là kho lạnh là lĩnh vực ngoài tầm với của họ và họ buộc phải phụ thuộc vào thị trường cho thuê.

Thuê kho

Giá thuê kho lạnh đang tăng nhanh từ đầu năm 2020 và hiện ở mức 1,2 – 2 triệu/tấn (52-87 USD/tấn). Do đó, nhiều nhà xuất khẩu nông sản đã buộc phải từ chối các đơn hàng mới.

Các nhà phân tích cho rằng nhu cầu kho lạnh sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh ít nhât trong 5 năm tới do người tiêu dùng toàn cầu thay đổi thói quen mua sắm và do sự phát triển nhanh chóng của công nghệ số. Do đó, bất động sản kho lạnh sẽ tiếp tục thu hút sự quan tâm của cả các nhà đầu tư nội địa và nước ngoài, các quỹ đầu cơ và các nhà cho vay. Đồng thời, các chuyên gia ngành logistics đang kêu gọi có chính sách khuyến khích đầu tư vào lĩnh vực này.

Theo Vietnam News

Admin

Thị trường chuỗi lạnh ghi nhận nhu cầu ngày càng tăng

Bài trước

Tăng đầu tư vào các hệ thống bảo quản lạnh

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Đầu tư