0

Trong 8 tháng đầu năm 2021, giá trị xuất khẩu của ngành nông lâm thủy sản đạt khoảng 32,1 tỷ USD, tăng 21,6% so với cùng kỳ năm 2020, trong khi nhập khẩu ước đạt 28,8 tỷ USD, tăng 44,1% trong cùng kỳ so sánh, dẫn tới thặng dư thương mại đạt khoảng 3,3 tỷ USD, giảm 48,2% so với cùng kỳ năm 2020, theo thông tin từ Bộ NNPTNT.

Giá trị xuất khẩu nông sản chính tăng 13,6% lên 13,9 tỷ USD, trong khi xuất khẩu lâm sản tăng 42,7% lên 11,2 tỷ USD và giá trị xuất khẩu thủy sản tăng 7,1% lên 5,6 tỷ USD. Xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi đạt 286 triệu USD, tăng 15,9% trong cùng kỳ so sánh. Bất chấp suy giảm 1,3% về lượng, xuất khẩu hồ tiêu vẫn tăng hơn 50% về giá trị lên 666 triệu USD trong 8 tháng đầu năm 2021. Tuy nhiên, xuất khẩu gạo và xuất khẩu chè suy giảm cả về lượng và giá trị.

Thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam là các nước châu Á với thị phần 41,5%, theo sau là Mỹ với 31,3%, châu Âu 11,3%, châu Phi 1,9% và châu Đại dương 1,5%. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam với giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2021 đạt 9,3 tỷ USD, chiếm 29,1% thị phần các thị trường xuất khẩu. Theo sau là Trung Quốc với thị phần 18,9%.

Trong 8 tháng đầu năm 2021, nhập khẩu nông lâm thủy sản của Việt Nam đạt 28,8 tỷ USD, tăng 44,1% so với cùng kỳ năm 2020, bao gồm 2,9 tỷ USD hàng hóa (chủ yếu là hạt điều) từ Campuchia và 2,7 tỷ USD từ Mỹ. Chỉ riêng trong tháng 8, ngành đã thu gần 3,4 tỷ USD từ xuất khẩu, giảm 21,6% so với cùng kỳ năm 2020 và 22% so với tháng 7.

Suy giảm doanh thu xuất khẩu ghi nhận ở hầu khắp các sản phẩm chính, ngoại trừ sắn, ngũ cốc và các sản phẩm sữa. Suy giảm mạnh nhất ghi nhận ở xuất khẩu nội thất, với mức giảm hơn 50%, theo sau là giảm xuất khẩu cá tra với mức giảm 30%, xuất khẩu rau giảm 26%, xuất khẩu phân bón giảm 24%, và xuất khẩu hạt tiêu giảm 21,5%. Bộ giải thích tác động của COVID-19 khiến hàng loạt nhà máy phải giảm công suất vận hành hoặc thậm chí đóng cửa, ảnh hưởng lên sản xuất cho xuất khẩu. Bộ NNPTNT nhận định rằng trong những tháng cuối năm 2021, cơ quan này sẽ tiếp tục thúc đẩy xúc tiến thương mại để tăng xuất khẩu, đồng thời hỗ trợ các địa phương và doanh nghiệp xuất khẩu nông sản, phối hợp với các cơ quan liên quan và các văn phòng đại diện ở nước ngoài để đưa ra dự báo thị trường, áp dụng đánh giá trực tuyến đối với nông sản.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc