0

Giá tôm cổng trại tại Việt Nam đang biến động mạnh do các khu vực sản xuất chính là Cà Mau và Bạc Liêu đang bị gián đoạn sản xuất trong bối cảnh giãn cách xã hội, theo cập nhật từ Undercurrent News.

Nhờ sự phản ứng nhanh của chính phủ và Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ngành tôm đang phần nào ổn định, ông cho hay: “Giá tôm vẫn đang ở mức thấp nhưng nông dân không còn hoảng loạn và thu hoạch đồng loạt”. Biểu đồ dưới đây sử dụng dữ liệu từ nền tảng số ngành thủy sản Việt Nam – Tepbac, cho thấy mức giá cổng trại tiếp tục duy trì ở mức thấp và giảm. Dữ liệu giá này vẫn chưa phản ánh xu hướng giá tăng rõ ràng đã bắt đầu vào tuần 33 vừa qua.

Ông lấy ví dụ giá tôm cỡ lớn tăng chỉ 1 – 2%: giá tôm cỡ 40 con/kg tăng từ 114.000 đồng/kg lên 116.000 đồng/kg vào tuần 33; giá tôm cỡ 50 con/kg tăng từ 101.000 đồng/kg lên 102.000 đồng/kg và giá tôm cỡ 60 con/kg tăng từ 94.000 đồng/kg lên 95.000 đồng/kg. Giá tôm cỡ 80, 90 và 100 con/kg duy trì ổn định trong tuần 33, ở mức giá lần lượt là 82.000 đồng/kg, 76.000 đồng/kg và 70.000 đồng/kg. “Các nhà cưhcs trách địa phương đã nỗ lực tạo mọi điều kiện thuận lợi cho thu hoạch và vận chuyển tôm nguyên liệu nên các đại lý thu mua có thể tới các vùng sản xuất để thu mua tôm nguyên liệu từ nông dân và vận chuyển tới các nhà máy chế biến”, nguồn tin này cho hay.

Di chuyển giữa các tỉnh hiện đã thông suốt hơn trước, nghĩa là các nhà máy có thể thu mua nguyên liệu thô từ các tỉnh khác và các đại lý có thể vận chuyển nguyên liệu thô tới các nhà máy. “Di chuyển thuận lơi hơn đang giúp vận chuyển nguyên liệu đầu vào nông nghiệp – như TACN, hóa chất, con giống bột – tới cho nông dân nhanh hơn, giúp nông dân thả nuôi vụ tới sớm nhất có thể”. Dù vậy, ông cảnh báo khả năng thiếu tôm nguyên liệu trong quý 4/2021, do nông dân lo ngại nhu cầu thế giới thấp và các vấn đề khác liên quan đến virus corona tác động tiêu cực lên lợi nhuận của họ.

Nhiều nông dân lựa chọn giảm thả nuôi hoặc thậm chí ngừng thả nuôi để theo dõi thị trường và liệu giá có phục hồi đủ mạnh để quyết định sản xuất. “Đặc biệt tình trạng thiếu hụt tôm cỡ lớn rất rõ ràng do ngay cả khi nông dân nhanh chóng thả nuôi ngay bây giờ thì cũng không đủ thời gian để tôm sinh trưởng tới cỡ lớn”. Tôm loại 20 – 30 con/kg cần 4 – 5 tháng để đạt kích cỡ này.

VASEP cũng cảnh báo vấn đề tương tự, theo ông Lê Quốc Lực – chủ tịch HĐQT tại công ty chế biến và xuất khẩu Fimex VN – “trong quý 4/2021 sẽ thiếu nghiêm trọng tôm nguyên liệu và giá sẽ tăng mạnh, đặc biệt là ở phân khúc tôm cỡ lớn”. Văn phòng tại Việt Nam của tập đoàn Siam Canadian cũng có nhận định tương tự, cho rằng nguồn cung từ Việt Nam “chắc chắn sẽ giảm, thậm chí là thiếu hụt nghiêm trọng, trong vài tháng tới”. “Dễ dàng dự báo rằng phần lớn các nước cung cấp tôm vẫn đang hứng chịu đại dịch COVID-19 hoành hành thì nguồn cung tôm sẽ giảm. Các nước tiêu dùng như Mỹ, EU, Canada đang phục hồi nên nhu cầu sẽ tăng. Cung – cầu sẽ xảy ra thâm hụt nên tôi không thấy có lý do gì để giá tôm không tăng”.

Tuy nhiên, ông không đồng ý với nhận định rằng hoạt động sản xuất kinh doanh bắt đầu cải thiện. Ngày 24/8, ông cho biết phần lớn các nhà máy vẫn giảm chào bán, chỉ thực hiện một số đơn hàng giao ngay số lượng nhỏ và bán cho các khách hàng thường xuyên. “Do chính sách 3 tại chỗ và 2 điểm đến – 1 cung đường, các nhà máy đang vận hành phải gánh chịu chi phí quá cao”, theo một nhà quản lý cho hay. “trên hết, công suất sản xuất chỉ đạt 20 – 30%, ngày giao hàng không thể dự báo thì làm sao Việt Nam có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu khác?” Dù vậy, nguồn tin này xác nhận hiện tượng giá chào bán tăng do giá nguyên liệu thô tăng. “Theo chúng tôi biết, những công nhân không làm việc tại nhà máy theo chính sách 3 tại chỗ vẫn nhận lương cơ bản. Chi phí của các nhà máy là rất lứn”.

Cà Mau mở rồi đóng

Nguồn tin tại Việt Nam cho hay nhiều nhà máy hiện đã tiêm vắc xin cho 30 – 40% lực lượng lao động. Cà Mau chưa thực hiện chính sách phong tỏa nghiêm ngặt của chính phủ theo 3 tại chỗ mà các doanh nghiệp được yêu cầu công nhân ăn, ngủ làm tại nhà máy thì được mở cửa. Tuy nhiên, ngày 24/8, tỉnh đóng cửa trở lại sau khi có ghi nhận ca nhiễm virus corona trong một nhà máy tôm, theo văn phòng Siam Canadian cho hay và được xác nhận bởi một nguồn tin khác. Thực tế này buộc Cà Mau phải trở lại mô hình 3 tại chỗ.

Bạc Liêu – tỉnh có vẻ mới đang tiệm cận chính sách này – vẫn chưa áp dụng. “Sóc Trăng và Hậu Giang đang áp dụng “vùng xanh” để duy trì sản xuất và kinh doanh. Các nhà máy có thể dần tăng số công nhân và công suất vận hành trong thời gian tới nên họ có thể cải thiện tình hình thu mua tôm từ nông dân và cũng bắt tay vào chế biến cho các đơn hàng đang bị treo và giao cho khách hàng”. Ông cho biết thêm khách hàng vẫn nên trù bị cho tình trạng giao hàng trễ từ các nhà đóng gói thủy sản Việt Nam.

Việt Nam là một nước sản xuất lớn các sản phẩm tôm GTGT được bán rộng rãi tại châu Âu và Mỹ làm đồ ăn vặt /  đồ tiệc Giáng sinh. Nguồn tin này nhấn mạnh rằng các nhà máy sản xuất các phân khúc sản phẩm này đòi hỏi thâm dụng lao động cao nên nguồn cung của phân khúc sản phẩm này có thể thấp và giá cao.

Theo Undercurrent News

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản