Thủy sản

Đối mặt với “biến cố kép”, các nhà chế biến thủy sản Trung Quốc buộc phải tăng giá

0

Các nhà nhập khẩu thủy sản Trung Quốc có thể sẽ phải tăng giá do tình trạng tắc nghẽn tại cảng và chi phí vận chuyển liên tục tăng, theo nhận định của lãnh đạo Siam Canadian. Phần lớn các nhà chế biến Trung Quốc đang đàm phán lại giá các hợp đồng đã ký, theo bà Landy Chow, giám đốc điều hành văn phòng Quảng Châu của hãng giao dịch thủy sản có trụ sở tại Bangkok Siam Canadian.

Các nhà chế biến thủy sản Trung Quốc đang đối mặt với “biến cố kép”: giá nguyên liệu thô tăng và chi phí vận chuyển cao kỷ lục, theo phỏng vấn của bà Chow với SeafoodSource. “Cước vận tải đường biển tăng quá nhanh. Chỉ vài tháng trước, cước vận tải đường biển từ Trung Quốc sang Anh là 7.500 USD nhưng nay giá đã tăng lên tới 15.000 USD”, bà Chow cho hay. “Tệ hơn cả, cước vận chuyển vẫn liên tục tăng và không ai biết đỉnh giá ở đâu”. Chỉ số container toàn cầu Freightos Baltic (FBX), đo bình quân gia quyền cước hàng loạt tuyến container chính trên toàn cầu, đã tăng lên mức cao kỷ lục 9.770 USD/container 40ft trong tuần này.

Tình trạng tắc nghẽn tại cảng do COVID-19 liên qua đến hàng loạt các biện pháp phong tỏa khiến cần tới khoảng 4 tuần để lấy được hàng ra khỏi cửa hải quan Trung Quốc, so với chỉ khoảng 3 ngày hồi trước COVID-19, theo bà Chow. Lưu lượng qua các cảng Trung Quốc cũng chậm lại do các yêu cầu khử khuẩn ngày càng khắt khe. Một trong những cảng có lưu lượng lớn nhất tại Trung Quốc – Ningbo – đã phải đóng cửa một phần hoạt động trong tháng này sau khi phát hiện một ca nhiễm COVID-19 tại một trong số các đầu tiếp nhận tàu. Bộ GTVT Trung Quốc yêu cầu cảng cảng cử ra một nhóm chuyên trách làm việc với các tàu nước ngoài. Các thủy thủ đoàn nước ngoài phải có chứng nhận y tế hoặc xét nghiệm âm tính thì mới cho phép họ dỡ hàng khỏi tàu, đồng thời đặc biệt chú ý tới hàng hóa đến từ các nước có số ca nhiễm COVID-19 ở mức cao.

Chậm nhận hàng nghĩa là “nhà nhập khẩu phải trả các khoản phí lưu kho rất lớn”, bà Chow cho hay. “các nhà đóng gói tại Đại Liên của chúng tôi cho biết họ phải trả tới 3.000 – 4.000 USD phí lưu kho cho cá nguyên con nhập khẩu để sản xuất cá phile, dẫn tới chi phí sản xuất tăng 10 – 12%. Do đó, họ buộc phải tăng giá chào bán bằng đồng USD”, bà Chow nói. “Các nhà máy đang bắt đầu yêu cầu khách hàng san sẻ chi phí tăng này trong trường hợp hơp đồng dựa trên các điều khoản CIF (giá hàng bán, bảo hiểm và cước vận chuyển)”.

Nhập khẩu tôm Ấn Độ vào Trung Quốc đã bị gián đoạn nghiêm trọng từ tháng 4, khi Ấn Độ bắt đầu chìm sâu vào cơn khủng hoảng COVID-19 với số ca lây nhiễm nao kỷ lục. Tháng 7/2021, một số nhà xuất khẩu thủy sản Ấn Độ bị tạm thời cấm xuất khẩu sang Trung Quốc sau khi hải quan Trung Quốc thông báo phát hiện một số dấu vết của COVID-19 trên các lô hàng thủy sản từ các công ty này. Cảng chính của Trung Quốc tại miền Nam là Trạm Giang tháng 7/2021 đã phải đóng cửa hoàn toàn việc nhận các lô hàng từ hàng loạt các châu Á để ứng phó với các đợt bùng phát COVID-19, và tình trạng chậm trễ giao hàng do kiểm tra COVID-19 đối với một số doanh nghiệp thủy sản Nga vào các cảng miền bắc như Đại Liên cũng diễn ra tương tự.

Trong bối cảnh hiện nay, các nhà sản xuất tại Ấn Độ và Indonesia, đối mặt với những vấn đề phức tạp trong xuất khẩu sản phẩm sang Trung Quốc, là những ngoại lệ không tăng giá chào bán, bà Chow cho hay. “Không nhiều nhà máy tại Ấn Độ và Indonesia tăng giá bán bởi ngay cả khi cước vận tải biển tăng thì giá tôm nguyên liệu lại đang giảm”, bà Chow giải thích. “Giảm giá nguyên liệu có thể bù đắp phần nào mức tăng cước vận chuyển”.

Bà Chow kêu gọi các hãng vận tải kìm chế tăng giá, cho rằng tình trạng này đang làm gián đoạn thương mại toàn cầu. “Không có dấu hiệu cho thấy tình trạng cải thiện giữa bối cảnh mớ bòng bong vận chuyển hiện nay”, bà Chow cho hay. “Chúng tôi hy vọng các hãng vận chuyển không quá tham lam. Thực tế là họ cần có một phần trách nhiệm trong bình ổn cước vận tải biển, thay vì cứ tăng mãi cước vận tải biển để tối đa hóa lợi nhuận”.

Bà Sara Shi, giám đốc bán hàng và marketing tại Rich Seafood có trụ sở tại Đại Liên, Trung Quốc, đồng ý rằng các biện pháp kiểm soát nhập khẩu nghiêm ngặt của Trung Quốc đang đẩy giá tăng. Hơn nữa, phí kiểm tra tại cảng đang làm tăng chi phí nguyên liệu thô, bà Shi cho biết thêm. “Nhập khẩu nguyên liệu cho chế biến sâu qua các cảng mất nhiều thời giản do tình trạng ít không gian trống trong các kho tập trung. Phí lưu kho đang càng làm tăng chi phí và khiến giá vốn hàng hóa thủy sản tăng so với trước dịch”.

Theo Seafood Source

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản