Phân bón

Các công ty phân bón ghi nhận doanh thu tăng nhưng giá cố phiếu có thể đã ở mức kém hấp dẫn

0

Các công ty phân bón ghi nhận doanh thu tăng nhưng giá cổ phiếu dự báo sẽ không hấp dẫn trong năm 2022.

Các doanh nghiệp phân bón ghi nhận tăng trưởng lợi nhuận rất cao trong nửa đầu năm 2021. Tập đoàn Phân bón và Hóa chất Dầu khí Việt Nam (DPM) ghi nhận lợi nhuận sau thuế tăng 110%. CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) ghi nhận tăng 20%, CTCP Phân bón Bình Điền (BFC) tăng 88% và CTCP Phân bón miền Nam (SFG) tăng 362%.

Đối với DPM, mặc dù trong quý 2/2021, một nhà máy phải ngừng hoạt động để bảo dưỡng định kỳ gần 1 tháng, doanh thu nửa đầu năm 2021 chỉ tăng 26% so với cùng kỳ năm 2020 nhưng lợi nhuận tăng gấp đôi nhờ giá bán tăng mạnh. So với kế hoạch cả năm, DPM đã hoàn thành 59% mục tiêu doanh thu và vượt tới gần 140% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Trong nửa đầu năm 2021, DCM hoàn thành 55,4% kế hoạch doanh tu và vượt 108,2% kế hoạch lợi nhuận cả năm. Trong cuộc họp cổ đông hồi tháng trước, tổng giám đốc Văn Tiến Thanh cho biết nửa đầu năm 2021 là giai đoạn chưa từng có tiền lệ trong 10 năm qua khi giá phân bón tăng vọt tới mức khó kiểm soát.

Nhiều doanh nghiệp phân bón khác cũng vượt mục tiêu lợi nhuận cả năm chỉ trong 6 tháng, bao gồm CTCP Hóa chất và Phân bón Lâm Thao (LAS), với lợi nhuận sau thuế đạt 52,7 tỷ đồng (2,3 triệu USD), vượt kế hoạch cả năm tới 86%. CTCP DAP-VINACHEM (DDV) đạt lợi nhuận sau thuế 54,6 tỷ đồng trong nửa đầu năm 2021, vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm là 32,5%. Công ty cổ phần Phân bón và Hóa chất Dầu khí Đông Nam Bộ (PSE) cũng vượt kế hoạch lợi nhuận cả năm 2021 tới 63,8% chỉ trong 6 tháng.

Theo các nhà phân tích của công ty chứng khoán SSI, trong năm 2022, các doanh nghiệp phân bón sẽ tiếp tục ghi nhận lợi nhuận tăng. Đầu tiên, Trung Quốc đối mặt với thiếu hụt nguồn cung phân bón, sẽ làm giảm nguồn cung phân bón toàn cầu. Thứ hai, các nơcs nhập khẩu phân bón gánh chịu chi phí vận chuyển cao bất thường do COVID-19, đẩy giá phân bón tăng. Hai yếu tố này sẽ gây ra thiếu nguồn cung phân bón và giá tiếp tục tăng trong năm 2022, theo nhận định của SSI. Trong nước, sản lượng phân bón sẽ tăng từ quý 3/2021 do các nhà máy phân bón của Tập đoàn Phân bón và Hóa chất Dầu khí Việt Nam (DPM), CTCP Phân lân Ninh Bình (NFC), CTCP Phân đạm và Hóa chất Hà Bắc (DHB) sẽ nối lại hoạt động.

Mặc dù nguồn cung có thể tăng lên, giá phân bón tại Việt Nam vẫn dự báo tăng để bù đắp giá khí gas đầu vào tăng. Với sản xuất tăng lên trong quý 3/2021, các công ty phân bón có thể xuất khẩu và tiếp tục ghi nhận lợi nhuận cao, theo SSI. Với diễn biến giá phân bón thế giới hiện nay, SSI nâng dự báo tăng trưởng đối với Tập đoàn Phân bón và Hóa chất Dầu khí Việt Nam (DPM) trong năm 2021 lên 75% và CTCP Phân bón Dầu khí Cà Mau (DCM) lên 62%.

Giá cổ phiếu

Cùng với lợi nhuận tăng mạnh, từ đầu năm đến nay, giá nhiều cổ phiếu phân bón đã tăng tới 60 – 120%.

CTCP Hóa chất và Phân bón Lâm Thao (LAS) đã tăng giá cổ phiếu tới 109%, Tập đoàn Phân bón và Hóa chất Dầu khí Việt Nam (DPM) tăng 95%, CTCP Phân bón Cà Mau (DCM) tăng 73%, CTCP Phân bón Bình Điền (BFC) tăng 120%, và CYCP Phân bón miền Nam (SFG) tăng 57%. Bất chấp đánh giá tích cực về thị trường phân bón thế giới, công ty chứng khoán SSI cho rằng giá phân bón sẽ tiếp tục tăng trong năm 2022, kéo theo giá cổ phiếu phân bón sẽ tiếp tục tăng nhưng không còn ở mức hấp dẫn như trong năm 2021.

Đối với DCM, SSI nhận định rằng trong năm 2022, giá khí gas đầu vào sẽ tăng 39%, trong khi giá bán phân đạm sẽ chỉ tăng nhẹ 1%, tiêu thụ phân đạm sẽ tăng 3%, trong khi nhà máy sản xuất phân bón NPK sẽ bắt đầu đi vào hoạt động từ quý 1/2022 với sản lượng khoảng 90.000 tấn. “Biên lợi nhuận của DCM tăng từ 17,4% lên 19,3% trong năm 2021 nhưng có thể giảm nhẹ xuống còn 18,1% trong năm 2022. Với giả thiết này, chúng tôi cho rằng lợi nhuận của DCM sẽ chỉ tăng 2% trong năm 2022”, theo SSI.

Đối với DPM, trong năm 2022, giá bán các sản phẩm của công ty sẽ tăng không mạnh do giá khí gas đầu vào tiếp tục tăng, biên lợi nhuận sẽ giảm từ 26% trong năm 2021 xuống còn 24% trong năm 2022. Đồng thời, lợi nhuận của DPM sẽ giảm 15% so với năm 2021.

Theo VNS

Admin

Thuế VAT 5% đối với phân bón để tạo thị trường công bằng hơn

Bài trước

Các nhà sản xuất phân bón vật lộn với giá giảm và chi phí tăng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Phân bón