Ngũ cốc

Xuất khẩu ngũ cốc Ấn Độ hưởng lợi từ nguồn cung giảm tại các nước xuất khẩu khác và khả năng cạnh tranh giá tăng

0

Giá lúa mỳ và gạo tăng trong năm vừa qua do sản xuất giảm, các hạn chế xuất khẩu từ các nước xuất khẩu lớn và nhu cầu quốc tế mạnh. Ấn Độ đạt sản lượng lớn đối với cả hai loại ngũ cốc này trong niên vụ 2020/21 và tăng vọt xuất khẩu từ tháng 7/2020. Dự báo trong năm 2020/21, xuất khẩu gạo của Ấn Độ sẽ đạt mức cao kỷ lục và xuất khẩu lúa mỳ sẽ đạt mức cao nhất kể từ năm 2014/15. Trong khi xuất khẩu gạo năm 2021/22 dự báo giảm nhẹ, lượng xuất khẩu vẫn được dự báo vượt qua mức thông thường.

Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong sản xuất ngũ cốc do là nước sản xuất lớn thứ hai thế giới cả về lúa mỳ và gạo. Trong thâp kỷ qua, Ấn Độ liên tục nâng giá sàn (MSP) thu mua tối thiểu với phần lớn các hàng hóa thiết yếu, bao gồm lúa mỳ và gạo, dẫn tới một diện tích đất nông nghiệp lớn được sử dụng để trồng hai loại ngũ cốc này. Chính phủ nước này cũng tiến hành thu mua lượng lớn lúa mỳ và lúa gạo hàng năm, duy trì tồn kho chính phủ ở mức rất cao. MSP được các nước thành viên khác của WTO theo dõi sát sao bởi đây là chính sách trợ cấp nội địa ở mức cao.

COVID-19 đã tác động mạnh lên thị trường ngũ cốc Ấn Độ. Các gián đoạn bắt đầu diễn ra trong tháng 4/2020 do chính phủ bất ngờ áp lệnh phong tỏa ngăn chặn COVID-19. Bất chấp những lo ngại ban đầu, thu hoạch lúa mỳ diễn ra mà không có bất cứ sự gián đoạn lớn nào, mặc dù việc vận chuyển lúa mỳ từ đồng ruộng tới các trung tâm thu mua của chính phủ bị chậm trễ tại một số nơi. Lệnh buộc người dân ở trong nhà ban đầu gây ra nhiều gián đoạn hoạt động tại cảng nhưng đã được giải quyết trong một vài tháng, cho phép xuất khẩu tăng trở lại. Thu hoạch lúa mỳ năm 2021 hoàn thành mà không có bất cứ vấn đề lớn nào xảy ra và thoạt động thu hoạch lúa gạo sẽ diễn ra trong mùa thu.

Trong tháng 4/2021, Ấn Độ thông báo tới WTO về năm thứ hai liên tiếp giá sàn thu mua lúa gạo tại nước này sẽ vượt các cam kết với WTO. Tương tự, Ấn Độ đã thông báo tới WTO rằng nước này đã sử dụng Quyết định của Bộ trưởng WTO về việc sở hữu công khai đối với an ninh lương thực lần thứ 2. Chương trình thu mua lúa mỳ và lúa gạo từ nông dân của chính phủ Ấn Độ cho các chương trình trợ cấp người tiêu dùng dẫn tới mức dự trữ rất lớn. Biểu đồ cho thấy mức độ dự trữ ngũ cốc của Ấn Độ liên tục tăng mạnh, đặc biệt là đối với lúa gạo và lúa mỳ.

Chính phủ Ấn Độ đảm bảo liên tục tăng MSPs cho những người sản xuất, đồng thời cung cấp lúa mỳ và gạo cho phần lớn người tiêu dùng ở mức giảm giá rất lớn. Luật An ninh Lương thực Ấn Độ cho phép 2/3 dân số tiếp cận lúa mỳ và gạo ở mức giá được trợ cấp mạnh. Do đó, bất chấp MSPs cao và liên tục tăng, phần lớn người tiêu dùng chỉ phải trả mức giá thấp và ổn đinh, dao động khoảng 2.000 rupees/tấn cho những người trong hệ thống phân phối chính phủ. Thực trạng này dẫn tới tiêu dùng tăng, bất chấp giá phả trả cho người sản xuất theo cơ chế MSPs tăng. Ngoài phân phối gạo và lúa mỳ định kỳ theo nhiều chương trình của chính phủ, các chi phí khác của việc phân phối miễn phí diễn ra từ năm 2020 để bù đắp tác động kinh tế của đại dịch COVID-19. Trong khi tăng mạnh phân phối gạo và lúa mỳ, chính phủ Ấn Độ đang đè giá trên thị trường nội địa, bất chấp MSPs chi trả ngày càng cao cho hai hàng hóa này.

Ngay cả với tiêu dùng ngũ cốc trên thị trường nội địa tăng lên, Ấn Độ hiện vẫn dự báo sẽ đạt mức xuất khẩu lúa mỳ cao nhất trong vài năm, đồng thời sẽ ghi nhận xuất khẩu gạo cao kỷ lục. Mỗi loại ngũ cốc này đều có các thị trường riêng nhưng có chung xu hướng là xuất khẩu ngũ cốc Ấn Độ sang các nước láng giềng tăng lên và nguồn cung xuất khẩu khả dụng giảm tại một số nước đối thủ, nhu cầu cao từ các nước lân cận và giá ở mức cạnh tranh khi giá chào bán từ các nước xuất khẩu khác trên thế giới tăng mạnh.

Gạo

Ấn Độ ghi nhận nguồn cung gạo năm 2020/21 ở mức cao kỷ lục khi nước này đạt sản lượng lúa kỷ lục, năm sau cao hơn năm trước, trong 4 năm liên tiếp. So với năm 2020, tiêu dùng tăng hơn 5% với sự đóng góp quan trọng của cộng đồng dân cư thu nhập thấp, do chính phủ tăng phân phối để ứng phó với đại dịch COVID-19. Bất chấp tiêu dùng tăng, xuất khẩu gạo đạt mức kỷ lục trong năm 2019/20, vượt cả xuất khẩu gạo Thái Lan và Việt Nam cộng lại. Tình hình tương tự đang diễn ra trong nửa đầu năm nay và với dự báo một vụ sản xuất bội thu tiếp diễn trong năm 2021/22, xuất khẩu gạo Ấn Độ được dự báo sẽ áp đảo trên thị trường gạo toàn cầu, mặc dù với kim ngạch xuất khẩu thấp hơn năm ngoái.

Ấn Độ trong lịch sử vốn là một nước xuất khẩu gạo lớn và vượt qua Thái Lan vào năm 2012 trở thành nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới. Thị phần của Ấn Độ trong thương mại gạo toàn cầu tăng trong năm 2020/21, đặc biệt là khi nguồn cung khả dụng xuất khẩu từ các nước xuất khẩu khác giảm. Trong trường hợp của Thái Lan, hạn hán kéo dài và nhu cầu nội địa cao, dẫn tới giá gạo neo ở mức cao nhất trong 7 năm và đẩy xuất khẩu gạo xuống mức thấp nhất trong 23 năm. Đồng thời, từ tháng 3 – 5/2020, một số nước Đông Nam Á triển khai chính sách cấm xuất khẩu và hạn ngạch, càng khiến nguồn cung toàn cầu gián đoạn. Do Trung Quốc bắt đầu tăng sử dụng gạo cũ trên thị trường nội địa, xuất khẩu gạo sang thị trường này giảm mạnh. Trong các nước xuất khẩu gạo lớn tại châu Á, giá tăng vọt trong năm vừa qua, trong khi giá gạo Ấn Độ vẫn duy trì ở mức thấp cho tới khi Bangladesh băt đầu mua lượng gạo lớn từ Ấn Độ trong đầu năm 2021. Tuy nhiên, giá gạo Ấn Độ vẫn thấp nhất trong các nguồn cung gạo lớn hiện chào bán trên thị trường.

Phần lớn thời gian năm 2020, giá gạo Ấn Độ thấp hơn giá gạo từ các nước xuất khẩu Đông Nam Á tới 100 USD/tấn và liên tục thấp hơn giá gạo Pakistan. MSP khuyến khích mở rộng diện tích trồng lúa trong cả vụ thu và vụ xuân trong năm 2020/21, đồng thời điều kiện thời tiết thuận lợi, chất lượng giống cải thiện và thực hành quản lý tốt hơn cũng thúc đẩy năng suất. Ngoài các vụ mùa bôi thu, tình hình nguồn cung nói chung dồi dào, với dự trữ gạo chính phủ ngày càng là gánh nặng. Mỗi yếu tố này đều góp phần giúp giá gạo Ấn Độ ở thế cạnh tranh tốt.

Xuất khẩu gạo Ấn Độ không chỉ tăng nhờ nguồn cung giảm từ các nước xuất khẩu khác mà còn nhờ nhu cầu tăng, phản ánh trong giá gạo tăng. Để ứng phó với các vấn đề sản xuất do thời tiết gây ra, Bangladesh hiện thu mua một lượng gạo lớn thông qua cả các hợp đồng chính phủ lẫn khu vực tư nhân được khuyến khích nhờ giảm thuế. Sự gần gũi về mặt địa lý cũng như linh hoạt trong giao hàng, giá gạo Ấn Độ thấp hơn nhiều so với các nước xuất khẩu lớn khác, là những nguyên nhân khiến Bangladesh nhập khẩu phần lớn gạo từ Ấn độ. Từ đầu năm 2021 đến nay, Bangladesh là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất của Ấn Độ.

Một yếu tố khác giúp duy trì xuất khẩu gạo của Ấn Độ ở mức cao là việc mở cửa hoạt động cảng nước sâu mới tại miền đông nước này, cho phép Ấn Độ thường xuyên xuất cảng các tàu vận chuyển lớn hơn, đặc biệt là tới Tây Phi – nơi thương mại gạo đang mở rộng đáng kể trong những năm gần đây tới các nước như Senegal và Benin. Lợi thế vận chuyển bằng tàu lớn hơn trở nên đặc biệt quan trọng từ cuối năm 2020 khi thương mại container trở nên khó khăn trên toàn cầu, đặc biệt là đối với các nước xuất khẩu gạo lớn khác như Thái Lan, Việt Nam và Pakistan.

Tác động tổng hợp của sản xuất bội thu liên tục tại Ấn Độ, nguồn cung khả dụng xuất khẩu từ các đối thủ cạnh tranh và nhu cầu đột ngột tăng từ Bangladesh là các yếu tố đảm bảo xuát khẩu gạo của Ấn Độ tăng vọt trong năm 2020/21. Trong khi xuất khẩu dự báo giảm trong năm 2021/22 do nguồn cung nội địa phục hồi tại Bangladesh và các nước xuất khẩu khác, Ấn Độ sẽ tiếp tục là nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới với lượng xuất khẩu gạo cao so với lịch sử.

Theo FAS USDA

Admin

Giá gạo trắng 5% tấm của Ấn Độ giảm xuống mức thấp nhất trong 19 tháng, sức cạnh tranh tăng

Bài trước

2025: Giá gạo có khả năng chịu áp lực do sản xuất thuận lợi và lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ chấm dứt

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Ngũ cốc