0

Nhiều công ty cao su Việt Nam báo cáo lợi nhuận quý 2 tích cực, bất chấp giá nguyên liệu tăng.

Giá cao su tự nhiên tăng mạnh từ cuối năm 2020 và duy trì ở mức cao trong suốt nửa đầu năm 2021. Giá cao su tự nhiên tương lai trên sàn giao dịch Tokyo cũng duy trì ở mức cao, quay quanh ngưỡng 230 Yên/kg và đã giảm xuống còn 211 Yên/kg từ cuối tháng 7, nhưng vẫn cao hơn 32% so với cùng kỳ năm 2020. Diễn biến này có thể gây khó khăn cho các doanh nghiệp do giá cao su nguyên liệu chiếm 70% chi phí sản phẩm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp trong ngành vẫn ghi nhận kết quả tăng trưởng tích cực trong quý 2 nhờ tăng lượng tiêu dùng trên cả thị trường nội địa và xuất khẩu.

Theo thống kê từ Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), doanh số xe đạt 150.481 chiếc, tăng 40% so với cùng kỳ năm 2020. Xe chở khách tăng tới 37%, xe thương mại tăng 48% và xe chuyên dụng tăng vọt 68%. Chỉ riêng trong quý 2, doanh số bán xe hơi đã đạt 79.237 chiếc, tăng 11% so với quý 1 và tăng 58,4% so với cùng kỳ năm 2020.

CTCP Cao su Đà Nẵng (DRC) – cổ phiếu blue-chip trên sàn giao dịch chứng khoán Hồ Chsi Minh – đã thông báo doanh thu quý 2 tăng 52% lên 1.200 tỷ đồng (52,2 triệu USD). Lợi nhuận sau thuế tăng 2,2 lần so với cùng kỳ năm 2020, đạt 106 tỷ đồng. Trong 6 tháng đầu năm 2021, doanh thu tăng 31,3% lên 2.100 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 170 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với cùng kỳ năm 2020. Biên lợi nhuận tổng tăng từ 14,8% lên 18,8% trong quý 2/2021 và tăng từ 14,8% lên 18,6% trong nửa đầu năm 2021.

Theo SSI Research, DRC phải gánh chi phí nguyên liệu thô cao trong quý 2/2021, bao gồm chi phí cao su tự nhiên, cao su tổng hợp, hóa chất và than đá lần lượt tăng 26%, 15%, 8% và 25% so với quý 1. Tuy nhiên, doanh số lốp xe bias tăng 34% và lốp xe radial tăng tới 67%. Biên lợi nhuận doanh nghiệp tăng nhờ nhà máy sản xuất lốp xe radial tăng công suất và giảm chi phí khấu hao. Các hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ghi nhận doanh thu 27 triệu USD trong quý 2/2021, tăng 95% so với cùng kỳ năm 2020 và tăng 43% so với quý 1 nhờ sự phục hồi mạnh mẽ của các đơn hàng từ Mỹ và Brazil. Trong cùng kỳ năm 2020, đai dịch COVID-19 nổ ra mạnh trên cả hai thị trường này, khiến số đơn hàng giảm mạnh. Lượng xuất khẩu lốp xe radial đạt 128.000 đơn vị, tăng 90% và lốp xe bias đạt 78.000 đơn vị, tăng 160%.

Tương tự, nhờ mở rộng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu, CTCP Cao su miền Nam (CSM) ghi nhận doanh thu quý 2/2021 đạt 1.390 tỷ đòng, tăng 12% so với cùng kỳ năm 2020. Chi phí hàng bán tăng 18,5% do lượng tiêu thụ và giá nguyên liệu đầu vào tăng. Tuy nhiên, nhờ giảm chi phí, lợi nhuận sau thuế vẫn tăng gần 21% lên 23 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2021, công ty đạt doanh thu 2.470 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2020. Lợi nhuận sau thuế đạt 36 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2020.

Năm 2021, CSM đạt mục tiêu xuất khẩu sang hàng loạt các thị trường mới như Nam Mỹ và Đông Âu, ngoài các thị trường hiện nay bao gồm Brazil, Ấn Độ và Mỹ. Doanh thu xuất khẩu năm 2020 tăng 12% so với năm 2019 nhờ sản lượng lốp radial chiếm 60% tổng sản lượng của công ty.

CTCP Cao su Sao Vàng (SRC) đạt doanh thu trong quý 2/2021 là 240 tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2020 và lợi nhuận trước thuế tăng nhẹ từ 49,8 tỷ đồng lên 50,6 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2021, doanh thu của công ty đạt 497 tỷ đồng, tăng 24%. Trong đó, doanh thu xuất khảu tăng 31% lên 101 tỷ đồng. Doanh thu nội địa tăng 22% lên 395 tỷ đồng, trong khi lợi nhuận sau thuế tương đương cùng kỳ năm 2020, ở mức 24 tỷ đồng.

Theo VNS

Admin

Ngành thiếu đơn hàng, ngành không thể nhận đơn hàng mới

Bài trước

Ngành cá tra ĐBSCL thiệt hại nặng nề do giãn cách xã hội

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Cao su