Thủy sản

Ngành cá tra ĐBSCL thiệt hại nặng nề do giãn cách xã hội

0

Tính tới giữa tháng 9/2021, sản lượng thu hoạch cá tra ước đạt 932.000 tấn, chỉ bằng 81,1% so với cùng kỳ năm 2020. Giãn cách xã hội tại ĐBSCL đã tác động nghiêm trọng tới ngành này, theo Tổng cục Thủy sản.

Trong 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội là tháng 7 và 8, sản lượng cá tra giảm lần lượt 20% và 44,9% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng cá tra cũng giảm tới 77% trong nửa đầu tháng 9/2021 so với cùng kỳ năm 2020. 106 nhà máy chế biến cá tra đăng ký hoạt động xuất khẩu tại 5 tỉnh, bao gồm An Giang, Đồng Tháp, Cần Thơ, Hậu Giang, và Vĩnh Long, tuyển dụng khoảng 190.000 lao động. Tính tới đầu tháng 9, 52 nhà máy chế biến cá tra trên 5 tỉnh phải tạm ngừng đóng cửa, đồng thời hơn 70% công nhân phải nghỉ việc. Do thiếu lao động lẫn phân chia để đảm bảo ca kíp theo các biện pháp ngăn ngừa dịch bệnh, công suất hiện chỉ bằng 30 – 40% so với hồi đầu tháng 7.

Tuy nhiên, trong 9 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu cá tra ước đạt 1,054 tỷ USD, tăng 6,2% so với cùng kỳ năm 2020, cho thấy tiềm năng thị trường nếu không có diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19. Hiệp hội các nhà sản xuất – xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết do áp dụng giãn cách xã hội và các hạn chế di chuyển nghiêm ngặt, chuỗi cung ứng từ ao nuôi tới nhà máy bị gián đoạn. Do đó, tình trạng thiếu cá nguyên liệu diễn ra và có thể còn kéo dài tới năm 2022. Trên hết, do thu hoạch trễ nên cá bị quá cỡ và giảm chát lượng. Chi phí đầu vào cũng tăng mạnh, khiến nông dân buộc phải tăng giá. Đây là những rào cản lớn cho các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa, vốn khó xoay xở hơn trước các thách thức tài chính kéo dài.

Khôi phục ngành cá tra

Đối diện với những khó khăn này, các doanh nghiệp kêu gọi đơn giản hóa và thống nhất quy trình giữa các địa phương, để giảm bớt gánh nặng tài chính cho ngành và giúp ngăn chặn tình trạng thiếu nguyên liệu. Ngoài ra, các chuyên gia đề xuất một lộ trình cụ thể cần được vạch ra để có hướng đi cho giai đoạn hậu đại dịch, với các quy định và chính sách cụ thể cho doanh nghiệp để họ chủ động lên kế hoạch phục hồi sản xuất Các chuyên gia cũng đề xuất chính phủ cân nhắc giảm lãi suất ngân hàng, tái cấu trúc nợ và giãn thuế, để tạo điều kiện cho doanh nghiệp nối lại sản xuất.

Ông Dương Nghĩa Quốc, chủ tịch Hiệp hội Cá tra Việt Nam, cho biết để phát triển bền vững ngành cá tra trong những tháng cuối năm 2021 và năm 2022, cần dỡ bỏ những khó khăn hiện nông dân và các nhà xuất khẩu đang đối mặt do COVID-19; đặc biệt là cần tăng tốc tiêm vắc xin cho công nhân để họ sớm quay trở lại làm việc. Mặt khác, ông cũng nhấn mạnh sự cần thiết của chất lượng duy trì cùng với các mục tiêu môi trường, cũng như phát triển các thị trường nội địa và quốc tế thông qua các kênh bán hàng mới. Ông Quốc cũng nhấn mạnh rằng cần cải thiện hình ảnh thương hiệu cá tra Việt am. Tập trung vào phát triển các thị trường hiện nay như Mỹ, EU, Trung Quốc và ASEAN, có thị phần chiếm tổng cộng 50 – 60% là rất quan trọng, đồng thời khuyến khích áp dụng khoa học công nghệ và sản xuất giống, nuôi dưỡng và cho ăn.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Thủy sản