Xu hướng và dự báo

Top 5 xu hướng định hình ngành thực phẩm và đồ uống châu Á Thái Bình Dương năm 2019

Từ đóng gói thân thiện môi trường tới các loại proteins từ thực vật và tiếp tục giảm đường, Food Navigator đưa ra 5 xu hướng sẽ định hình ngành thực phẩm và đồ uống châu Á Thái Bình Dương (APAC) trong năm 2019, với các nhận định từ một trong những thương hiệu lớn nhất khu vực.

Quản lý và giảm đóng gói bằng các sản phẩm nhựa

Xét đến cả lệnh cấm của Trung Quốc về nhập khẩu rác thải nhựa hồi đầu năm 2019 cũng như nhận thức người tiêu dùng về tính bền vững, giảm đóng gói từ nhựa đang trở thành một xu hướng ngày càng quan trọng tại khu vực APAC trong năm 2019.

Nhiều thương hiệu F&B lớn đã đặt ra mục tiêu và các cam kết để hưởng ứng xu hướng này. PepsiCo là một trong số này, với mục tiêu Performance with Purpose 2025 đặt mục tiêu thiết kế tất cả các bao bì có thể tái chế, có thể dùng sản xuất phân ủ compost hoặc tự phân hủy sinh học.

Trong khu vực APAC, PepsiCo vừa tiết lộ thử nghiệm tại Ấn Độ cho “đóng gói có thể trở thành phân compost” đối với một số loại sản phẩm ăn vặt của hãng. “Bao bì mới, phát triển bởi bộ phận R&D PepsiCo, được sản xuất sinh học từ các nguyên liệu thực vật và 100% có thể trở thành phân ủ”, theo lãnh đạo mảng nông nghiệp của PepsiCo cho hay. “Điều này nghĩa là các bao bì này có thể bỏ đi cùng với rác thải thực phẩm thông thường, và sẽ tự phân hủy tại các địa điểm ủ phân công nghiệp”.

Ông Bhatia cho biết thêm các biến thể phổ biến Lay’s and Kurkure của PepsiCo sẽ được cung ứng ra thị trường với bao bì thân thiện môi trường ở tất cả các điểm bán hàng qua màn hình cảm ứng ở Trạm 3, sân bay quốc tế Indira Gandh ở New Delhi. “Thông qua thử nghiệm này, chúng tôi đặt mục tiêu ảnh hưởng và nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, cũng như kiểm soát kênh quản lý chất thải trong một môi trường đưcọ kiểm soát”.

Coca-Cola cũng có một mục tiêu toàn cầu liên quan đến xu hướng trên: World Without Waste đặt mục tiêu thu gom và tái chế sản phẩm nhựa tương đương với toàn bộ lượng chai hoặc lon mà hãng bán ra toàn cầu đến năm 2030. “Người tiêu dùng APAC của chúng tôi quan tâm tới hành tinh này. Họ mong muốn và kỳ vọng các công ty như chúng tôi trở thành những người dẫn đầu và giúp thế giới giảm bớt rác thải nhựa nhiều nhất có thể”, theo James Quincey, chủ tịch kiêm CEO của Coca-Cola cho biết.

Hãng đồ uống khổng lồ này cho rằng châu Á là nơi tập trung top 5 nước chính trong giải quyết thách thức khó khăn về giải quyết rác thải nhựa đại dương, đưa mục tiêu này trở nên cực kỳ quan trọng trong năm 2019. “Nếu không được chú ý đến, rác thải nhựa sẽ từ từ xâm chiếm toàn bộ đại dương và các đường thủy, tạo nên những mối nguy hiểm rõ rệt cho đời sống đại dương, và sẽ có thể gây ra tác động rộng lớn hơn đời sống hoang dã”.

Giảm đường và xây dựng lại công thức

Đường và giảm hàm lượng đường là một trong những chủ đề được thảo luận nhiều nhất trong ngành F&B APAC và sẽ tiếp tục trong năm 2019, đặc biệt là với ngày càng nhiều các thảo luận về áp thuế đường.

Tại Úc, ngành đồ uống thông báo cam kết giảm 20% hàm lượng đường trong toàn ngành đến năm 2025. “Đây là một cam kết mang tính cột mốc và là một dấu hiệu cho thấy nhận thức của ngành đồ uống về vai trò rất quan trọng của ngành này”, theo CEO AusBev Geoff Parker. “Ngành này cũng đã triển khai những động thái quan trọng nhằm giảm hấp thụ đường tại Úc bằng cách cung cấp nhiều lựa chọn hơn cho người tiêu dùng Úc các sản phẩm không đường/ít đường cũng như kích cỡ và bao bì khác nhau”.

Tại Đông Nam Á, , Coca-Cola Singapore cũng tham gia cuộc “thánh chiến” với đường khi cam kết giảm 10% hàm lượng đường trung bình trong các đồ uống đến năm 2020. “Cam kết mới này đến từ lãnh đạo cấp cao nhất, cùng với các nhà sản xuất đồ uống hàng đầu tại Singapore, để giảm hàm lượng đường trong tất cả đồ uống ở đây xuống 12% và thấp hơn nữa đến năm 2020”, theo Tony Del Rosario, tổng giám đốc Coca-Cola phụ trách Singapore, Malaysia, Việt Nam, Campuchia và Myanmar cho hay.

Công ty cũng sẽ tiếp tục các nỗ lực để cung cấp thêm các đồ uống ít đường/không đường, với các nỗ lực xây dựng lại công thức và cung cấp các đóng gói tiện lợi hơn, nhỏ hơn trong tương lai gần. Để nhấn mạnh việc giảm lượng đường trong các sản phẩm, các doanh nghiệp cũng tập trung nhiều hơn tới marketing và bao bì mặt tiền.

Mars Wrigley Confectionery cho biết sẽ cung cấp thông tin ghi nhãn trước rõ ràng để giúp người tiêu dùng đưa ra lựa chọn tốt hơn. “Chúng tôi đang tuân theo các đề xuất từ phía chính phủ về công bố lượng đường trong các ghi nhãn dinh dưỡng để cho phép người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn. Chúng tôi cũng tuân thủ luật marketing để ngăn chặn marketing cho trẻ em dưới 12 tuổi”, theo Ehab Abou-Oaf, chủ tịch khu vực của Mars phụ trách châu Á – Úc, Trung Đông và châu Phi.

Nguyên liệu nguồn gốc địa phương

Sử dụng các nguyên liệu nguồn gốc địa phương để sản xuất các sản phẩm đang là một xu hướng F&B nổi lên nhanh chóng, hướng đến tính bền vững, hỗ trợ nền kinh tế địa phương và nhiều lợi ích khác.

PepsiCo là một công ty dẫn đầu trong lĩnh vực này, với các dự án liên quan tại nhiều địa điểm ở Úc, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan, Thái Lan và Việt Nam. “Trong khi PepsiCo là một công ty quốc tế, chúng tôi vận hành như một doanh nghiệp địa phương tại những nước chúng tôi hoạt động. Điều này nghĩa là thuê nhân lực địa phương, lấy nguyên liệu nguồn gốc địa phương và sản xuất đồ uống – thực phẩm theo cách địa phương nhất có thể”, ông Bhatia cho hay. “Bằng cách lấy nguồn nguyên liệu địa phương, chúng tôi hỗ trợ cho nông dân và các ngành sản xuất địa phương; và giúp tạo việc làm, cải thiện sinh kế cho các cộng đồng. Đó cũng là điều tạo nên một doanh nghiệp tốt, đồng thời thường hiệu quả về chi phí, giảm tác động môi trường gắn với vận chuyển và nguyên liệu thô tươi hơn nhờ thời gian vận chuyển ngắn hơn”.

Nguyên liệu chính mà PepsiCo mua tại địa phương là khoai tây, sử dụng làm khoai tây chiên Lay’s và các loại đồ ăn vặt khác trên khắp 6 nước. “100% khoai tây chúng tôi sử dụng để làm ra các đồ ăn vặt được trồng tại địa phương ở Ấn Độ, Úc, và Pakistan. Tại Thái Lan và Việt Nam, tỷ lệ này là 70%”. PepsiCo đặt mục tiêu lấy trực tiếp toàn bộ nguyên liệu thô một cách bền vững từ năm 2020 và các nguyên liệu thô chính, không trực tiếp khác một cách bền vững từ năm 2025.

Trọng tâm của mục tiêu này là Sustainability Farming Programme (SFP), vận hành tại 38 nước và liên quan đến hơn 40.000 nông dân trên toàn cầu. “SFP đặt mục tiêu cải thiện năng suất cây trồng và sinh kế cho nông dân, tăng các thực hành sản xuất có trách nhiệm với môi trường và tôn trọng quyền con người của người lao động”, ông Bhatia tuyên bố. “Chúng tôi giúp nông dân thông qua đào tạo và tập huấn, đảm bảo đầu ra cho các sản phẩm hoặc sản xuất ở mức giá định trước để không bị tác động bởi biến động thị trường, nguyên liệu sản xuất chất lượng cao, bảo hiểm rủi ro thời tiết/sản xuất và các chính sách khác”.

Trong số các câu chuyện thành công có thỏa thuận của PepsiCo Trung Quốc với Bộ Nông nghiệp nước này để thúc đẩy trồng khoai tây bền vững. “Tại Ấn Độ, PepsiCo đang đầu tư hơn 5 triệu USD từ nay đến năm 2020 để nhân rộng SFPs trên khắp cả nước và tại Việt Nam, chúng tôi có kế hoạch tăng gấp 3 sản lượng khoai tây lên 30.000 tấn trong 5 năm tới”.

Protein từ thực vật

Quan tâm tới một thực đơn lành mạnh hơn và tính bền vững thực phẩm đã dẫn đến sự nổi lên của protein từ thực vật tại APAC. Những công ty dẫn đầu ngành, bao gồm JUST và Impossible Foods, cho biết họ kỳ vọng tăng trưởng ngành kinh doanh này tai châu Á trong năm 2019 sẽ tăng mạnh.

Đối với Impossible Foods, sản phẩm thịt từ thực vật của công ty đã hiện diện ở hơn 100 nhà hàng tại Hong Kong và Macau chỉ trong vòng 8 tháng sau khi công ty ra mắt, theo giám đốc chiến lược Nick Halla cho biết. “Trên toàn châu Á, chúng tôi nhận được nhiều sự quan tâm của khách hàng và người tiêu dùng hàng ngày. Chúng tôi tin rằng điều này được thúc đẩy bởi trải nghiệm tốt các món ăn của Impossible và nhận thức ngày càng tăng về các thách thức môi trường và sức khỏe của hệ thống thực phẩm từ động vật”. Với khởi đầu thành công tại Hong Kong và Macau, ông tiết lộ công ty sẽ ra mắt các sản phẩm tại Singapore trong năm 2019.

Một công ty sản xuất protein từ thực vật khác, JUST, cũng ra mắt trứng làm từ thực vật trong các cửa hàng Green Common tại Hong Kong và trong các cửa hàng dịch vụ ăn uống tại Singapore trong năm 2018. Khoảng 250 bánh kẹp trứng đã được bán hết trong vòng 30 phút kể từ khi ra mắt trứng làm từ thực vật – JUST Egg tại khách sạn Grand Hyatt, Singapore ngày 1/11/2018. Trong tương lai, JUST sẽ tiến vào thị trường Trung Quốc với các sản phẩm bán trên các nền tảng thương mại trực tuyến trong quý 1/2019. “Chúng tôi đang cố gắng mở rộng thị trường ra toàn châu Á, thiết lập cơ sở hạ tàng với các đối tác sản xuất và giành lấy thêm nhiều khách hàng. Chúng tôi sẽ đi theo nhiều kênh, dịch vụ ăn uống, thương mại điện tử, thực tuyến và trực tuyến”, theo Josh Tetrick, CEO của JUST cho hay.

Sự nổi lên của thương mại mạng xã hội

Trung Quốc là thị trường thương mại điện tử phát triển nhất thế giới. Giá trị thương mại điện tử của Trung Quốc đạt 4.500 tỷ USD trong năm 2018, tăng 11,7% so với năm 2017, theo Bộ Thương mại Trung Quốc, và không có dấu hiệu chậm lại.

Khi được hỏi về liệu tiêu dùng thương mại điện tử tại Trung Quốc có tiếp tục phát triển, một người phát ngôn từ Mengniu cho rằng thương mại điện tử sẽ tiếp tục dịch chuyển theo hướng, “di động, truyền thông xã hội, sự chính xác và tiến tới các thành phố cấp 4, cấp 5 của Trung Quốc. Mua sắm trực tuyến đã đi theo một quy trình đơn giản trong giai đoạn đầu. Người tiêu dùng đầu tiên sẽ tìm kiếm, so sánh, mua và sau đó để lại nhận xét và phản hồi”, bà nói. “Tuy nhiên, hiện marketing liên lạc trực tiếp, nguồn thông tin, và các kênh bán lẻ đang tăng nhanh. Thế hệ những người mua sắm trực tuyến mới sẽ nhận thấy họ đang ở trong một môi trường thương mại trực tuyến phức tạp hơn, phân tán hơn và thay đổi nhanh hơn bao giờ hết”.

Cả Mengniu và hãng đồ uống Wahaha đều đang là những người tiên phong trong lĩnh vực này. Một người phát ngôn của Mengniu cho biết công ty đã đầu tư vào thương mại điện tử truyền thông xã hội trong năm 2018.  Công ty đã giới thiệu sản phẩm phân phối độc quyền thông qua kênh WeChat, các mẫu thử bao gồm collagen peptit và sữa lắc sợi. “Thương mại điện tử truyền thông xã hội đặt ra trọng tâm lớn vào từng cá nhân, giành lấy những cơ hội liên lạc với từng cá nhân và các sản phẩm (thông qua các nền tảng truyền thông xã hội) và cung cấp trải nghiệm mua sắm hoàn toàn khác cho người tiêu dùng. “Mengniu nhận thấy nhiều cơ hội và thách thức từ sự phát triển nhanh của marketing mạng di động…Chúng tôi đang hợp nhất marketing vào chuỗi cung ứng sản phẩm. Chúng tôi cũng đang xây dựng một môi trường thuận lợi cho marketing sản phẩm. Thông qua các biện pháp này, chúng tôi tạo ra một văn hóa thương hiệu độc đáo và đáng giá trên thị trường”.

Bất chấp đây đang là kênh bán lẻ béo bở, Mengiu cho biết công ty cũng sẽ chú ý tới các kênh bán lẻ truyền thống.

Theo Food Navigator Asia
Admin

Các nhà kinh doanh thực phẩm trực tuyến Việt Nam tiếp tục phát triển sau COVID-19

Bài trước

Cơ quan dự báo thời tiết Mỹ: Tăng khả năng xảy ra hiện tượng La Nina trong mùa hè 2024

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc