0

Các nhà kinh doanh thực phẩm tực tuyến từ lâu đã được coi là kênh để mua các sản phẩm địa phương, không tên tuổi, nhưng nay đang phát triển trở thành một kênh bán hàng hiệu quả cho các doanh nghiệp có thương hiệu.

Ông Nguyên Lâm Viên, chủ tịch kiêm CEO của CTCP Vinamit, cho hay công ty chuyên kinh doanh trái cây sấy khô này đã phát triển một mạng lưới 200 nhà bán lẻ trực tuyến trong đại dịch. “Nhờ những nhà bán lẻ trực tuyến này, doanh số của công ty bớt tồi tệ trong giai đoạn khó khăn”, ông Viên cho biết doanh thu giảm ở phần lớn các kênh phân phối như các cửa hàng và siêu  thị nhưng doanh số bán lẻ lại tăng. Trong tháng 4, các cộng tác viên bán lẻ này mang về cho công ty hơn 800 triệu đồng (34.000 USD). Vinamit cũng có chế độ thưởng cho các cộng tác viên cùng với các đại lý truyền thống.

Tương tự Vinamit, CTCP Kỹ nghệ Súc sản Việt Nam (Vissan), nổi tiếng với các sản phẩm xúc xích, đã hợp tác với ví điện tử Momo và dịch vụ giao hàng Now để kinh doanh các sản phẩm trong mùa dich. Công ty cũng hợp tác với các doanh nghiệp khác để cung cấp dịch vụ bán hàng qua đừng dây nóng và gần đây nhất là hợp tác với sàn giao dịch thương mại điện ử Sendo.vn để xúc tiến bán hàng. Ông Phan Văn Dũng, phó tổng giám đốc công ty cho hay. “Chúng tôi cũng có kế hoạch hợp tác với Lazada để thúc đẩy kinh doanh và mở rộng mạng lưới các đại lý kinh doanh trực tuyến”, ông Dũng cho hay. “Trong bối cảnh thị trường ngày càng cạnh tranh, công ty cũng khuyến khích các đại lý đa dạng phương pháp bán hàng”.

Sở hữu một cửa hàng thực phẩm lớn tại Hà Nội, bà Nguyễn Thu Quyên cũng vận hành một website, một trang facebook và một kênh Zalo cho cửa hàng, bà Quyên đã thuê riêng một nhân viên để xử lý các đơn hàng từ các kênh trực tuyến. Bà Quyên cho biết: “Các phản hồi nhanh chóng trên facebook và zalo là chìa khóa để tăng sự trung thành của khách hàng trực tuyến – những người có thể lựa chọn rất nhiều cửa hàng cùng lúc. Trả lời nhanh hơn sẽ thắng”. Do doanh số trực tuyến của cửa hàng tốt, bà cũng được mời làm nhà phân phối cho các thương hiệu thực phẩm lớn như CP và Vissan.

Ông Phạm Thanh Kiên, giám đốc Sở Công thương thành phố Hồ Chí Minh, cho biết xu hướng mua sắm trực tuyến, các mạng xã hội và thương mại điện tử đang phát triển mạnh trong 2 năm vừa qua. Ông Kiên chỉ ra sự nổi lên này do kinh doanh trực tuyế dễ quản lý hơn các loại hình khác.

Bà Trần Hoàng Ngâm giám đốc Viện Nghiên cứu Phát triển thành phố Hồ Chí Minh các doanh nghiệp trực tuyến, đặc biệt là các trang thương mại điện tử và mạng xã hội phát triển nhanh trong những năm vừa qua, đặc biệt trong giai đoạn dịch COVID-19. Bà Ngân cho biết thị trường đã hình thành một nhóm các nhà giao dịch, tham gia trực tiếp vào thị trường mà không có hướng dẫn pháp lý và quản lý từ nhà chức trách, đồng thời cho rằng chính phủ nên tổ chức các khóa tập huấn kỹ năng để hình thành một môi trường kinh doanh lành mạnh hơn.

Theo VNS

Admin

Tình hình nông nghiệp – thực phẩm hậu COVID-19 tại Trung Quốc

Bài trước

Dữ liệu container cho thấy kỳ vọng phục hồi nhu cầu khi Trung Quốc mở cửa và bình ổn giá vận chuyển

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc