Gỗ

Ngành thiếu đơn hàng, ngành không thể nhận đơn hàng mới

0

Trong khi các công ty gỗ đang thiếu đơn hàng xuất khẩu mới giữa bối cảnh lạm phát cao tại Mỹ và châu Âu, các công ty chế biến thực phẩm đagn không thể nhận đơn hàng mới do giá nguyên liệu đầu vào liên tục tăng.

Trong 6 tháng đầu năm 2022, ông Quang – chủ một nhà sản xuất nội thất gỗ lớn tại thành phố Hồ Chí Minh, nhận đơn hàng đều đặn. Sau đó, số khách hàng giảm mạnh, ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty. Ông Quang cho rằng tình hình này sẽ không chuyển biến cho tới năm 2023. Ông cho biết doanh thu công ty giảm tới 30 – 40%. Giảm tiêu thụ đồ gỗ tại Mỹ và EU được giải thích là do tồn kho cao và doanh số thấp. Người tiêu dùng tại các nước này hiện quan tâm chính tới hàng hóa thiết yếu như khí đốt và thực phẩm – những hàng hóa đang tăng giá nhanh. “Tình hình này xảy ra ở nhiều thị trương. Một số đối tác tại Mỹ và châu Âu đang chậm thanh toán. Trước đây, họ thanh toán trong vòng 30 ngày sau khi giao hàng. Nay thời hạn thanh toán chậm hơn nhiều”.

Do số đơn hàng giảm, công ty buộc phải giảm ngày công lao động. 20% lực lượng lao động bị cắt giảm do số ngày lam động giảm 4 ngày/tháng. Một số công nhân bỏ việc do lương thấp. “Chúng tôi đang chật vật để tồn tại. Cắt giảm lực lượng lao động chỉ giúp được ít nhiều. Chúng tôi vẫn phải trả lãi ngân hàng, tiền thuê nhà xưởng và các chi phí cố định”, ông Quang cho hay. Các báo cáo mới nhất từ 4 hiệp hội gỗ lớn nhất tại Việt Nam cho thấy trong 52 doanh nghiệp được khảo sát, giá trị xuất khẩu sang Mỹ giảm 8 – 80%, trong khi một số doanh nghiệp cho biết họ cũng mất doanh thu từ thị trường châu Âu. Tình hình dự báo sẽ chưa có chuyển biến tích cực trong những tháng cuối năm 2022. Khoảng 70% cho biết họ sẽ phải giảm quy mô sản xuất để giảm chi phí.

Theo đề án phát triển ngành chế biến gỗ hiệu quả và bền vững giai đoạn 2021 – 2030, giá trị xuất khẩu gỗ và các sản phẩm lâm sản sẽ đạt 20 tỷ USD đến năm 2025 và 25 tỷ USD đến năm 2030.

Các nhà chế biến thực phẩm

Bà Lý Kim Chi, chủ tịch Hiệp hội Lương thực và Thực phẩm thành phố Hồ Chí Minh (FFA), cho biết các nhà chế biến thực phẩm đã ngừng tiếp nhận đơn hàng mới do giá nguyên liệu đầu vào tăng. Trong 8 tháng đầu năm 2022, chỉ số sản xuất công nghiệp ngành chế biến thực phẩm tăng 9% so với cùng kỳ năm 2021. Tại thành phố Hồ Chí Minh, chỉ số này tăng tới 26,87%. Nhu cầu đối với pasta, bún, phở miến và các sản phẩm tương tự trên thị trường Mỹ và châu Âu ở mức rất cao. Tuy nhiên, các nhà sản xuất Việt Nam không nhận các đơn hàng lớn do lo ngại biến động giá nguyên liệu đầu vào.

Sau đại dịch, giá nguyên liệu tăng 15-40%. Các nguyên liệu khác như vật liệu đóng gói và carton tăng 30%, chưa kể chi phí logistics. Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp đang phải từ chối đơn hàng do không thể kiểm soát nguồn cung và giá nguyên liệu. Bà Chi cho biết các doanh nghiệp sẽ phải dự trữ nguyên liệu để phục vụ sản xuất, bao gồm sản xuất cho mùa Tết Nguyên đán 2023 để tránh tác động từ biến động giá.

Các hiệp hội ngành gỗ dự báo ngành sẽ không đạt mục tiêu xuất khẩu cho năm 2022. Các doanh nghiệp đã kiến nghị chính phủ hướng dẫn hệ thống ngân hàng để gia hạn thời hạn thanh toán nợ, hạ lãi suất và cung cấp các khoản vay không thế chấp.

Theo VNS

Admin

Ngành cá tra ĐBSCL thiệt hại nặng nề do giãn cách xã hội

Bài trước

Các công ty cao su tăng doanh thu thuần bất chấp chi phí nguyên liệu tăng

Bài sau

Bài viết tương tự

Bình luận

Trả lời bình luận

Địa chỉ email của bạn sẽ được bảo mật. Các trường * là bắt buộc

Xem thêm Gỗ